Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
Xuất khẩu tôm của nước ta trong năm 2024 vẫn đối mặt với những thách thức

Tình hình xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thủy sản tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024, ngành tôm Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD cho năm nay. 

Tổng sản lượng thủy sản đạt 4.38 triệu tấn, tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước (YoY), hoàn thành 47.6% kế hoạch năm. Cụ thể, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.95 triệu tấn, tăng 1% YoY, đạt 55.2% kế hoạch; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.43 triệu tấn, tăng 4.1% YoY, đạt 42.8% kế hoạch.

Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4.35 tỷ USD, tăng 4.9% YoY và đạt 45.8% kế hoạch năm (năm 2024 đặt mục tiêu đạt 9.5 tỷ USD).

Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản đạt 4.38 triệu tấn, tăng 2.7% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh: thuonggiaonline.vn

Hiện tại Việt Nam có khoảng 9.2 triệu m3 lồng (bao gồm 4 triệu m3 lồng nuôi cá biển và 5.2 triệu m3 lồng nuôi tôm hùm) và 55.000 ha nuôi nhuyễn thể. Tổng sản lượng nuôi biển đạt 370.400 tấn, tăng 12.6% YoY. Trong đó, sản lượng cá biển đạt 21.000 tấn; tôm hùm đạt 13.500 tấn; nhuyễn thể đạt 203.000 tấn; các sản phẩm khác đạt 145.000 tấn.

Về nuôi nước lợ, tổng diện tích nuôi đạt khoảng 674.500 ha, tăng 1.1% YoY, với tổng sản lượng đạt khoảng 450.300 tấn, tăng 4.9% YoY, kim ngạch xuất khẩu nước lợ đạt 1.63 tỷ USD.

Những khó khăn mà ngành tôm Việt Nam đang gặp phải

Theo Cục Thủy sản, trong nửa đầu năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến động thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội và xung đột Nga – Ukraine. Giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào ở mức cao cùng với chi phí logistic lớn gây áp lực lên hoạt động sản xuất.

Ứng dụng tiến bộ công nghệ và kỹ thuật trong ngành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của ngành, tổ chức liên kết còn hạn chế. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL và ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp. Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng có nhiều thuận lợi như thời tiết tương đối thuận lợi cho khai thác, giá xăng dầu ổn định, và các chiến lược phát triển ngành NN&PTNT và Thủy sản đã được phê duyệt đồng bộ.

Sản phẩm tômTôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ tại thị trường Quốc tế. Ảnh: vasep.com.vn

Chỉ mới đi qua 6 tháng nửa năm 2024, thế nhưng dựa vào tình hình hiện tại, tôm Việt Nam rất khó về đích trong năm 2024 này:

- Ngành tôm đang đối mặt với những khó khăn cả trong nước và quốc tế, bao gồm giá xuất khẩu tôm sang các thị trường đang ở mức thấp và cạnh tranh lớn với Ecuador và Ấn Độ. Ecuador mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tăng xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Australia, EU, và đã có thị phần lớn tại các thị trường Mỹ và Trung Quốc.

- Ngành tôm cũng đang đối mặt với dịch bệnh mờ đục trắng gan (TPD), có thể tạo ra nguy cơ thiếu nguồn cung vào cuối năm khi người nuôi bỏ ao do dịch bệnh và giá thấp.

- Đối với cá tra, VASEP cho biết con giống và dịch bệnh là vấn đề lâu dài, trong khi thị trường là vấn đề trước mắt. Tình hình kinh tế của Mỹ có dấu hiệu cải thiện, khả năng FED sẽ giảm lãi suất, tăng kích cầu tiêu dùng, tạo cơ hội tốt cho ngành cá tra. Tuy nhiên, giá cá tra phile của Việt Nam tại Trung Quốc đang rất thấp, chỉ khoảng 1.8 USD/kg. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn trông chờ vào sản phẩm phụ như bóng bóng cá tra.

- Đối với cá ngừ, cá ngừ vằn đang bị quy định về kích thước tối thiểu đánh bắt là 50cm, điều này gây khó khăn cho ngư dân trong việc đánh bắt, dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng hơn.

Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10 - 15% so với năm 2023, nhưng để đạt được mục tiêu đề ra là một thách thức lớn. Các doanh nghiệp cần nỗ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới và thích ứng với biến động của thị trường.

Đăng ngày 08/07/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 19:42 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 19:42 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 19:42 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 19:42 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 19:42 06/10/2024
Some text some message..