Xuất khẩu vào Australia tăng trưởng mạnh

Trong năm 2015, dự báo kim ngạch XK vào thị trường Australia tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt đối với ngành hàng nông, thủy sản.

hải sản
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 1-2015, kim ngạch XK các mặt hàng sang thị trường Australia đạt 742,8 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2014. Sau hai tháng liên tục sụt giảm kim ngạch XK (hai tháng đầu năm giảm 10,7% so với cùng kỳ 2013), kim ngạch XK của Việt Nam sang Australia bắt đầu đà tăng trở lại. Trong tháng 3, XK vào thị trường này đã tăng 25% so với tháng 2 và tăng 1,2% so với cùng kỳ 2014. Kim ngạch XK quý 1-2015 tăng chủ yếu do các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện, điện tử tăng 224,6% điện thoại các loại và linh kiện tăng 99,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 93,4%, kim loại thường khác và các sản phẩm tăng 61,9%, hạt tiêu tăng 59,6%, giày dép các loại tăng 50%...

Thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Australia cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia từ 3,3 tỷ USD năm 2009 đã tăng gần 2 lần vào năm 2014 với giá trị đạt hơn 6 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK của Việt Nam đạt 3,99 tỷ USD và NK đạt 2,06 tỷ USD.

Hiện, Australia là thị trường XK đứng thứ 8 của Việt Nam. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 3,99 tỷ USD và NK 2,06 tỷ USD (Việt Nam đã xuất siêu 1,93 tỷ USD sang Australia). Trong các mặt hàng XK sang thị trường Australia năm 2014, nhóm mặt hàng nông sản, thủy sản đã có tốc độ tăng trưởng tốt nhất,  tăng 17,5% so với năm 2013. Trong đó, mặt hàng hạt tiêu tăng 52,5%, thủy sản tăng 20,7%, hạt điều tuy tăng trưởng chỉ 12,6% nhưng lại là mặt hàng đang chiếm lĩnh thị trường Australia, chiếm tới 96% thị phần NK hạt điều của Australia. Bên cạnh nông sản nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đạt được mức tăng 13,9% so với năm 2013. Trong đó, một số mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch đột biến như sắt thép tăng 121%; dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%; xi măng tăng 255%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%; hàng dệt may tăng 46,7%; túi xách, ô, mũ tăng 39,4%; giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%.

Theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Australia, danh mục hàng hóa XK vào Australia tương đối đa dạng. Một số mặt hàng thâm nhập thị trường khá thuận lợi nhờ nhu cầu tiêu dùng tốt. Điển hình là hàng thủy sản. Hiện mặt hàng thủy sản Việt Nam đang XK nhiều nhất sang Australia là tôm, chiếm 59% giá trị XK của thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, trong đó tôm đông lạnh chiếm gần 25%. Trên thị trường tôm của Australia, Việt Nam đang chiếm 30% thị phần, chỉ sau Trung Quốc 35%. Song, đối với sản phẩm tôm chế biến, Việt Nam đang dẫn đầu.

Ngoài ra, mới đây, Bộ Nông nghiệp Australia vừa có văn bản chính thức cho phép NK trái vải tươi của Việt Nam kể từ ngày 18-4. Thương vụ Việt Nam tại Australia nhận định, việc đưa trái vải thành công vào thị trường Australia sẽ đồng thời mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài…

Nhu cầu các mặt hàng của thị trường Australia đều rất lớn. Mỗi năm, Australia NK khoảng 80 tỉ USD, tuy nhiên kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này mới chỉ đạt gần 4 tỉ USD. Do vậy, dung lượng thị trường còn rất lớn, nếu DN nỗ lực thực hiện công tác xúc tiến thị trường, tìm kiếm cơ hội thì kim ngạch XK vào thị trường Australia còn tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm, Australia áp dụng quy định “Lệnh giữ hàng” để xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu. Khi DN nào đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép NK vào thị trường hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau đó nếu vi phạm lần đầu và là vi phạm các lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì. Do vậy, muốn đẩy mạnh XK sang thị trường này các DN XK  thực phẩm nên chú ý đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.  

Báo Hải Quan, 22/05/2015
Đăng ngày 24/05/2015
Nguyễn Huế
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:53 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:53 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:53 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:53 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:53 17/02/2025
Some text some message..