Ý kiến của VASEP về Nhóm đặc trách của Mỹ trong hoạt động chống IUU

VASEP đánh giá cao cơ hội góp ý về dự thảo các nguyên tắc hoạt động của Nhóm đặc trách (Task Force) của Mỹ nhằm xác định các loài cá hay hải sản có dấu hiệu gian lận thương mại hay có nguy cơ bị khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), cũng như dự thảo danh sách “các loài có nguy cơ”. Vì Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 6 cho thị trường Mỹ, nên Nhóm đặc trách và các yêu cầu của nhóm này là mối quan tâm lớn của VASEP và các DN hội viên. Căn cứ theo Thông báo của NOAA ngày 19/08/2015, VASEP có một số ý kiến góp ý như sau:

cờ Mỹ

I. Bản dự thảo danh sách các loài có nguy cơ mà Nhóm đặc trách này đưa ra thiếu minh bạch

Bản thông báo Liên bang của NOAA hôm 03/8/2015 đã đưa ra danh sách “các loài có nguy cơ” bao gồm: bào ngư, cá tuyết Đại Tây Dương, ghẹ xanh, cá nục heo, cá mú, cua huỳnh đế, cá tuyết Thái Bình Dương, hải sâm, cá mập, tôm, cá kiếm và cá ngừ. Lẽ ra Nhóm làm việc này phải có “ nguồn dữ liệu hợp lý và thống nhất”, “sử dụng dữ liệu đã được kiểm chứng”, và dựa trên “hiểu biết của các chuyên gia trong lĩnh vực” để hỗ trợ cho việc xác định này,  nhưng các nguồn dữ liệu hoặc các thủ tục để lập ra danh sách sơ bộ còn thiếu minh bạch và thiếu cụ thể.

Danh sách các loài có nguy cơ sẽ được xây dựng dựa trên cơ chế truy xuất nguồn gốc tốn kém và phức tạp, điều sẽ gây khó khăn cho cả bên XK cũng như nhà NK Mỹ. Do đó, điều quan trọng đối với các bên liên quan là phải hiểu rõ cơ sở dữ liệu và quá trình phát triển chương trình này. Tuy nhiên, kết luận của Nhóm đặc trách được đưa ra dựa trên các ý kiến mơ hồ không cho phép các bên liên quan có đủ thông tin để đưa ra các ý kiến quan trọng. Do đó, Nhóm công tác đang làm cho các bên liên quan không được tham gia đầy đủ và ý nghĩa, gây ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả chương trình của của Nhóm công tác và Nhóm đặc trách.

Chúng tôi yêu cầu Nhóm đặc trách sửa đổi bản dự thảo “danh sách các loài có nguy cơ”, cụ thể bỏ tôm ra khỏi danh sách này, trừ khi Nhóm đặc trách có thể đưa ra luận chứng đầy đủ cho các thông tin và lý do của mình. Hơn nữa, chúng tôi yêu cầu Nhóm đặc trách mô tả rõ ràng và chính xác cụ thể các nguồn dữ liệu của mình và quy trình để xác định dự thảo danh sách “các loài có nguy cơ”.

II. Các dự thảo nguyên tắc của Nhóm đặc trách đã không tính đến những nỗ lực hiện tại và những kết quả đạt được trong hoạt động chống IUU

Các sản phẩm nuôi của Việt Nam, đặc biệt là tôm nuôi, đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Việt Nam đã chứng minh một cách thỏa đáng rằng các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận, đây là 2 trong số các dự thảo nguyên tắc được Nhóm công tác đặt ra. Hơn nữa, NOAA chưa bao giờ công nhận Việt Nam có tham gia ngăn chặn khai thác IUU trong báo cáo 2 năm một lần gửi tới Quốc hội. Do vậy, những dự thảo nguyên tắc bằng văn bản này có thể dẫn tới những nỗ lực vô ích làm lãng phí nguồn lực của tất cả các bên tham gia vào các vụ việc liên quan tới những loài kể trên.

Nhóm công tác nên xem lại những dự thảo nguyên tắc, có tính đến những nỗ lực và thành công trong việc ngăn chặn IUU trước khi áp đặt những biện pháp tốn kém đối với các nhà cung cấp XK các sản phẩm vào Mỹ. Do vậy, chúng tôi yêu cầu các dự thảo nguyên tắc phải chỉ rõ rằng các sản phẩm nào chưa từng bị khai thác IUU từ các nước đang bị Nhóm đặc trách xem xét sẽ được loại ra khỏi danh sách các loài “có nguy cơ”.

Hơn nữa, mặc dù thông báo hôm 03/8/2015 khẳng định rằng, các cơ chế truy xuất nguồn gốc sẽ được sử dụng như môt phần trong Kế hoạch Hành động cuối cùng, tuy nhiên không có dấu hiệu gì cho thấy những dự thảo nguyên tắc này có đề cập đến những cơ chế này. Do vậy, chúng tôi yêu cầu rằng các dự thảo nguyên tắc phải được điều chỉnh để đảm bảo rằng các cơ chế truy xuất nguồn gốc hiện tại phải được Tổ công áp dụng và không làm ảnh hưởng tới những nỗ lực hiện tại của các nước XK.

III. Chương trình truy xuất nguồn gốc không phù hợp với quy định của WTO

Nhóm đặc trách đã biết rõ là mọi chương trình truy xuất nguồn gốc phải phù hợp với tất cả các quy định pháp lý của Mỹ, bao gồm các quy định trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới ("WTO"). Tuy nhiên, những cái mà nhóm công tác công khai về chương trình truy xuất nguồn gốc lại cho thấy điều ngược lại: nó sẽ vi phạm các quy định pháp lý của WTO. Chương trình đòi hỏi có sự tham gia của ít nhất là các cơ quan như Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và NOAA trong việc thực thi và giám sát, gây tốn kém cho các  DN XK. Chương trình sẽ áp đặt các rào cản đáng kể đối với thương mại thủy sản và sản phẩm thủy sản NK vào Mỹ, trong khi các sản phẩm sản xuất tại Mỹ không bị cản trở. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.

Hơn nữa, chương trình truy xuất nguồn gốc sẽ bao gồm việc kiểm tra, xác minh và cấp giấy chứng nhận của một số cơ quan chính phủ. Do đó, các biện pháp nghiêm ngặt như vậy có thể tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại và vi phạm Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT). Chính Hoa Kỳ đã từng cáo buộc một chương trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm tương tự như chương trình này là một rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Hoa Kỳ cũng từng cho rằng một điều luật của Việt Nam đòi hỏi "nhiều giấy tờ và chứng chỉ" để chứng minh sự phù hợp của sản phẩm thực phẩm đối với tiêu chuẩn Việt Nam là vi phạm các nghĩa vụ WTO. Tiêu chuẩn mới không xem xét đầy đủ và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế hiện hữu theo theo yêu cầu bắt buộc trong Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật. Do đó chúng tôi kêu gọi Nhóm đặc trách sửa đổi dự thảo đưa thêm nguyên tắc "bao gồm việc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hiện hữu".

Dự thảo về các nguyên tắc và dự thảo về danh sách các loài "có nguy cơ cao" như hiện nay sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các DN XK nước ngoài khi NK vào Mỹ. Do đó VASEP đánh giá cao cơ hội được nhận xét trên cả 2 bản dự thảo và mong muốn hợp tác với các bên liên quan khác để đảm bảo rằng 2 dự thảo đạt được công bằng, và phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Vasep, 21/09/2015
Đăng ngày 23/09/2015
Nguyễn Hà
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Xu hướng tiêu thủy sản Gen Z và ảnh hưởng mạng xã hội 2025

Thế hệ Z (Gen Z), năng lượng lao động và tiêu dùng chủ chốt của tương lai, đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với sự gắn kết bẩm sinh với công nghệ và mạng xã hội, họ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn định hình lại thói quen ăn uống, đặc biệt là với các sản phẩm thủy sản.

Gen Z và hải sản
• 15:53 10/06/2025

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 04:16 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 04:16 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 04:16 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:16 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:16 16/06/2025
Some text some message..