​Đề nghị công bố thiên tai trên tôm ở Cà Mau

Sáng 18-5, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, bàn các giải pháp về tình trạng tôm chết hàng loạt tại tỉnh này.

tham hoi ba con
Thứ trưởng Vũ Văn Tám (thứ ba từ phải sang) thăm hỏi tình hình nuôi tôm của người dân tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, Cà Mau chiều 17-5 - Ảnh: Chí Quốc

Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Tám cho biết khảo sát thực tế cho thấy tình trạng tôm chết ở Cà Mau rất nghiêm trọng, vì vậy cần có giải pháp quyết liệt để ứng phó phù hợp.

Ông Tám đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau xem xét bổ sung công bố thiên tai đối với tôm (trước đó đã công bố thiên tai đối với lúa) để có biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời cho nông dân.

Trường hợp không công bố thiên tai thì chủ tịch UBND tỉnh cũng xác nhận thiệt hại để dân được hỗ trợ theo quy định.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cần cử các tổ công tác đến các địa phương trong tỉnh để hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nuôi tôm, trong khi đó cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan chức năng địa phương phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ở các tỉnh miền Trung và tại các địa phương ở ĐBSCL.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, qua khảo sát và thống kê nhanh của các huyện, hiện diện tích tôm nuôi thiệt hại là 52.467ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh.

Theo tính toán, nếu ước chi phí nuôi 1ha tôm khoảng 5 triệu đồng thì tổng thiệt hại của số tôm bị chết nêu trên là khoảng 260 tỉ đồng.

Nếu tình hình nắng hạn còn tiếp tục kéo dài thì đến hết tháng 5 và sang đầu tháng 6, hầu hết các vùng nuôi tôm nằm xa các trục kênh chính đều bị thiếu nước, độ mặn hầu hết vượt ngưỡng 50 ‰, tôm nuôi sẽ bị thiệt hại rất nghiêm trọng, diện tích bị thiệt hại có thể lên đến 100.000ha, vì vậy đời sống người dân sẽ vô cùng khó khăn.

vuong tom
Một vuông tôm ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau thất mùa, người dân bỏ không - Ảnh: Chí Quốc

Ngành nông nghiệp Cà Mau cho biết giải pháp trước mắt là tuyên tuyền, kêu gọi người dân ngừng thả giống cho đến khi có mưa và rửa mặn, xả phèn, môi trường phù hợp mới thả nuôi.

Một số địa bàn còn nuôi tôm thì khuyến cáo nông dân bổ sung nước vào vuông tôm tối thiếu trên mặt ruộng phải trên nửa mét để hạn chế nắng nóng, độ mặn tăng cao đột biến ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra cũng sẽ điều tra, thống kê thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh để đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại cho dân.

Báo Tuổi Trẻ, 18/05/2016
Đăng ngày 18/05/2016
Chí Quốc
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 14:22 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 14:22 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 14:22 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 14:22 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 14:22 18/01/2025
Some text some message..