Cần phục hồi rừng ngập mặn Tuần Lễ

Rừng ngập mặn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) với khu rừng bần cổ thụ thuộc loại quý hiếm ở nước ta. Thế nhưng, những năm gần đây, tình trạng người dân chặt phá rừng làm nhà, trồng dừa và làm đìa nuôi tôm đã khiến nhiều diện tích rừng bị tàn phá, đòi hỏi các cấp chính quyền phải vào cuộc để bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng.

Bảo vệ rừng ngập mặn
Thường trực HĐND tỉnh khảo sát rừng ngập mặn Tuần Lễ

Diện tích thu hẹp dần

Ông Huỳnh Ngọc Liêm - Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ cho biết: “Rừng ngập mặn tại thôn Tuần Lễ đang ở mức báo động từ môi trường sinh thái cho đến sự sinh trưởng của các loại cây. Hiện nay, số cây bần lâu năm còn sống trong rừng ngập mặn là 127 cây, giảm gần 3/4 tổng số lượng cây đã được kiểm kê vào năm 2002. Trong khi đó, diện tích rừng cũng bị thu hẹp, còn lại khoảng 11,8ha, giảm 1,7 lần so với trước đây”.

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đã có chuyến thực tế tại khu rừng ngập mặn này. Đi dọc theo tuyến đường Cổ Mã - Đầm Môn, không khó để bắt gặp những căn nhà kiên cố, những vườn dừa xiêm nằm xen lẫn trong những vạt rừng. Đi theo những đoạn đường xuyên qua rừng ngập mặn để ra đìa tôm, trước mắt chúng tôi có không ít cây bần cổ thụ bị ngã đổ, chết khô từ bao giờ; dưới chân rừng đước nước tù đọng, các loại túi ni lông và rất nhiều rác thải vương vãi khắp nơi.

Bà Phạm Thị Trin - người dân thôn Tuần Lễ cho hay: “Nguyên nhân khiến rừng bần, đước bị chết dần là do các đìa tôm phát triển tự phát ở bên ngoài, khiến cho rừng ngập mặn bị “bao vây”, không còn nước thủy triều ra vào nên trở thành những ao tù đọng, các đìa tôm xả thải, rác thải đổ vào rừng bần. Ngoài ra, việc người dân lấn chiếm đất rừng ngập mặn để cơi nới nhà cửa, trồng dừa xiêm cũng khiến cho diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể”. Theo bà Trin, hiện nay, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do nơi trú ngụ bị thu hẹp nên nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn cũng không còn, các loài chim, cò không tìm về đây nữa. Điều này còn ảnh hưởng đến sinh kế của một số hộ dân địa phương vốn trước đây sống dựa vào khai thác tôm, cua trong rừng ngập mặn. Trong khi đó, lãnh đạo UBND xã Vạn Thọ nhận định, nguyên nhân chủ yếu khiến các cây bần cổ thụ chết, gãy là do mưa bão.

Cần có biện pháp bảo vệ và phục hồi

Được biết, khoảng năm 2001 - 2002, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho huyện Vạn Ninh và xã Vạn Thọ tiến hành trồng và bảo vệ khu rừng ngập mặn tại thôn Tuần Lễ. UBND huyện Vạn Ninh cũng đã lập bản đồ quy hoạch hơn 20ha, phân vùng, kiểm kê số cây còn sống và treo biển để quản lý. Ngày ấy, UBND huyện chỉ đạo phá bỏ các đường ngang để nước thủy triều vào trong rừng và giao cho các hộ trong thôn quản lý rừng, dưới hình thức mỗi hộ 0,5ha với mức hỗ trợ chăm sóc 40.000 đồng/tháng. Thế nhưng, việc làm trên chỉ được duy trì vài năm rồi không ai còn mặn mà nữa. UBND xã Vạn Thọ cũng đã thành lập 6 tổ bảo vệ rừng với hơn 30 người (chủ yếu là người dân), mỗi năm cấp 18 triệu đồng cho các tổ hoạt động. Thời gian đầu, các thành viên tổ bảo vệ rừng hoạt động tích cực nhưng sau đó thưa dần.

Theo ông Huỳnh Ngọc Liêm, UBND xã Vạn Thọ đã xử lý hơn 20 trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng để trồng dừa, cơi nới nhà cửa. Trong bảo vệ rừng ngập mặn, ngoài trách nhiệm của các tổ quản lý, bảo vệ, UBND xã còn phân công các thành viên UBND xã phải thường xuyên kiểm tra, quản lý để bảo vệ rừng ngập mặn. Đến thời điểm này, các cây bần cổ thụ không còn chết, không phát sinh thêm trường hợp lấn chiếm nào. Để bảo vệ, khôi phục rừng ngập mặn Tuần Lễ, bên cạnh trách nhiệm quản lý, bảo vệ của địa phương, ông Liêm đề nghị: “Nhân việc mở rộng đường Cổ Mã - Đầm Môn, UBND tỉnh nên có chính sách hỗ trợ, di dời các hộ sống trong rừng ngập mặn. Sau đó sẽ tiến hành khôi phục, bảo vệ rừng”.

Trong lần khảo sát rừng ngập mặn Tuần Lễ mới đây, ông Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định: “Cơ chế bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn Tuần Lễ hiện nay, huyện giao cho xã, xã khoán cho các hộ dân nhưng không quản lý được, kinh phí cũng ít nên không hiệu quả. Do đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề quan trọng nhất để bảo vệ rừng ngập mặn trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay là chính quyền và người dân phải cùng vào cuộc. Qua thực tế, việc đìa tôm phát triển bên ngoài, bên trong là rừng ngập mặn, bên trong nữa là khu dân cư là rất bất cập, phát sinh nhiều vấn đề khiến hệ sinh thái rừng ngập mặn bị tổn hại nghiêm trọng. Về vấn đề quy hoạch, cần xác định lại, khu vực nào dành cho bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn, khu vực nào nuôi tôm, khu vực nào trồng dừa, có như thế mới có thể bảo vệ được rừng ngập mặn Tuần Lễ”. Cũng theo ông Lê Xuân Thân, sau khi khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo việc bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có Vạn Ninh.

KHO
Đăng ngày 27/03/2017
Hải Lăng- Mạnh Hùng
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 14:03 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 14:03 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 14:03 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 14:03 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 14:03 26/04/2024