Chưa được hỗ trợ mua bảo hiểm tàu: Ngư dân ra khơi trong nỗi lo âu

Mua bảo hiểm cho tàu cá, các chủ tàu sẽ có điều kiện thoát cảnh trắng tay khi không may tàu cá bị nạn. Tuy nhiên, hiện chỉ có số ít chủ tàu mua bảo hiểm tạm thời trong vòng 3 tháng, số đông còn lại vẫn bỏ qua do gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Bảo hiểm cho tàu cá
Mua bảo hiểm thân tàu rất quan trọng vì không may xảy ra sự cố, ngư dân sẽ được ngành bảo hiểm bồi thường.Ảnh: N.Q.V

Theo Nghị định 67 (sau đó đổi thành Nghị định 89) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, tàu cá có công suất từ 400CV trở lên sẽ được hỗ trợ 90% chi phí khi chủ tàu mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm ngư lưới cụ và bảo hiểm rủi ro đặc biệt. Còn tàu cá có công suất 90CV đến dưới 400CV sẽ được hỗ trợ 70% chi phí.

Khi chính sách này tạm dừng, Chính phủ đã thống nhất tiếp tục triển khai trong năm 2017 bằng Nghị quyết 113 được ban hành ngày 31.12.2016. Vậy nhưng, đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa có thông tư hướng dẫn hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm tàu cá khiến các chủ tàu trên địa bàn tỉnh lao đao.
Gặp khó

Thời điểm này, nhiều chủ tàu công suất lớn đang khai thác hải sản xa bờ ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa có thể rơi vào cảnh trắng tay nếu không may phương tiện bị nạn. Vì họ ra khơi mà không thể mua bảo hiểm cho tàu cá. Ngư dân Lê Văn Năm ở thôn Sâm Linh Tây, xã Tam Quang (Núi Thành) là chủ tàu cá QNa-90959 có công suất 829CV theo nghề lưới vây ánh sáng. Trước đây, tàu cá QNa-90334 của ông Năm đã từng bị hỏng máy rồi trôi dạt khi đang khai thác ở vùng biển Hoàng Sa. Chị Trần Thị Trinh - vợ ông Năm, cho biết, lâu nay được Nhà nước hỗ trợ đến 90% chi phí mua bảo hiểm cho tàu cá nên gia đình dễ dàng huy động phần còn lại. Vậy nhưng, chính sách ưu đãi này chưa được tiếp tục triển khai nên gia đình chị không thể kiếm đủ 60 triệu đồng để mua bảo hiểm tàu cá.

“Giá dầu liên tục tăng lên trong thời gian qua khiến cho chi phí sản xuất quá cao. Chồng tôi phải mượn chỗ này, chỗ kia mới có được hơn 100 triệu đồng mua dầu, lương thực, thực phẩm, đá cây để phục vụ chuyến đánh bắt hải sản trong vòng hơn 20 ngày. Vì thế, không mua bảo hiểm cho tàu cá khiến chồng tôi bất an. Lỡ thời tiết thất thường, tàu bị hỏng máy thì rất nguy nan” - chị Trinh nói. Ông Năm là một trong hàng trăm chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh ra khơi sản xuất xa bờ mà không có bảo hiểm cho tàu cá.

Hiện tại, một số chủ tàu công suất lớn của tỉnh đã cắt giảm nhiều khoản chi để tự túc mua bảo hiểm cho tàu cá trong vòng 3 tháng thay vì một năm như trước đây. “Tôi ra khơi khai thác hải sản bằng đội tàu 4 chiếc. Cả đội tàu đã hết bảo hiểm vào tháng 3 này nên tôi “bóp bụng” mua bảo hiểm tạm thời 3 tháng cho cả đội tàu. Tổng chi phí là 60 triệu đồng, rất lớn nhưng không thể không mua” - ngư dân Huỳnh Văn Tạo ở thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang (Núi Thành) nói.

Còn ngư dân Huỳnh Văn Trí ở thôn Đông Xuân, xã Tam Giang (Núi Thành) cũng chọn phương án tạm thời mua bảo hiểm cho tàu cá, áp dụng trong vòng 3 tháng. “Đã bị cháy tàu và được bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ nên tôi biết rất rõ tầm quan trọng của bảo hiểm tàu cá. Tôi mua bảo hiểm cho tàu cá trong vòng 3 tháng, chờ Nhà nước tiếp tục hỗ trợ khi Nghị định 89 được triển khai trong thời gian tới” - ông Trí cho biết.

Chờ đợi

Triển khai Nghị định 89 trên địa bàn Quảng Nam, UBND tỉnh giao cho Bảo Việt chi nhánh Quảng Nam làm đầu mối bán bảo hiểm để UBND tỉnh hỗ trợ phí cho các chủ tàu mua bảo hiểm. Theo ông Huỳnh Bá Thanh - Phó Giám đốc Bảo Việt chi nhánh Quảng Nam, trong vòng 2 năm khi Nghị định 89 được triển khai, nhờ được Nhà nước hỗ trợ nên các chủ tàu trên địa bàn tỉnh rất tích cực tham gia mua bảo hiểm cho tàu cá.

Cụ thể, năm 2015, hàng trăm chủ tàu mua bảo hiểm thân tàu, trong đó ngư dân đóng phí là 432 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 4,1 tỷ đồng. Đến năm 2016, số tàu cá được bảo hiểm thân tàu tăng lên, số tiền ngư dân chịu phí là 824 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 7,8 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2017 đến nay, khi Nghị định 89 tạm dừng, chỉ có chưa đến 10% tổng số tàu trước đó được chủ tàu mua bảo hiểm. Ông Thanh cho biết, số tiền bồi thường cho các chủ tàu mua bảo hiểm thân tàu trong năm 2015 là 4,2 tỷ đồng. Năm 2016, đơn vị này tiếp tục bồi thường 7,7 tỷ đồng.

“Chúng tôi luôn phối hợp với ngành thủy sản, các địa phương ven biển tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân mua các loại bảo hiểm, trong đó, quan trọng nhất là bảo hiểm thân tàu cá. Rất mong Bộ Tài chính mau chóng ban hành thông tư hướng dẫn triển khai cơ chế hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm tàu cá để việc này thông suốt hơn” - ông Thanh nói.

Ông Huỳnh Văn Định - Chủ tịch UBND xã Tam Quang cho biết, trên địa bàn có 136 tàu công suất lớn, hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Đến nay chỉ số ít là mua bảo hiểm tàu cá tạm thời trong vòng 3 tháng vì khả năng huy động vốn có hạn, nhất là trong điều kiện chi phí sản xuất đầu vào tăng liên tục trong thời gian gần đây. Nghị định 89 đã được Chính phủ quyết định triển khai thêm trong năm 2017 nhưng chưa có chính sách hỗ trợ bảo hiểm  khiến nhiều chủ tàu như ngồi trên lửa vì ra khơi mà không có bảo hiểm cho tàu cá. Rất mong ngành chức năng mau chóng triển khai trở lại, giúp ngư dân sản xuất ổn định trong thời gian đến.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngày 12.1.2017, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai chính sách ưu đãi vốn vay theo Nghị định 89 giúp ngư dân tiếp tục đóng mới tàu cá hoạt động xa bờ trong năm 2017. Tuy nhiên, các chính sách khác của Nghị định 89, trong đó có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm tàu cá lại chưa được thông qua.

Sở NN&PTNT đã gửi văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này và được trả lời là sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2017. Tuy nhiên, triển khai thế nào thì lại phụ thuộc vào thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính mà điều này lại chưa được ngành tài chính thông qua.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 24/03/2017
Nguyễn Quang Việt
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 10:28 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:28 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:28 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:28 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:28 27/04/2024