Kiểm soát chặt hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản

Để sản phẩm thủy sản Việt Nam an toàn hơn cho sức khỏe người tiêu dùng, cần tập trung kiểm soát mối nguy hóa học, đặc biệt là kiểm soát các loại hóa chất, kháng sinh trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất  thủy sản nuôi.

chế biến cá tra
Chế biến cá tra xuất khẩu (ảnh minh họa)

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Quy định quốc tế và Việt Nam về hóa chất và kháng sinh sử dụng trong sản phẩm thủy sản” do Dự án EU-MUTRAP phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam (FITES) thuộc Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS) tổ chức ngày 27/5 tại Hà Nội.

Dư lượng kháng sinh - mối nguy gây mất an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Tử Cương - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững Hội nghề cá Việt Nam - cho biết, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được chấp nhận trên các thị trường nước ngoài.

Có được điều này là do các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tiếp cận với nguyên tắc kiểm soát an toàn thực phẩm thông qua nhận diện mối nguy và thực hành kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm ngay tại nơi phát sinh (HACCP).

Tuy nhiên, trong thời gian qua, vấn đề dư lượng kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn khó kiểm soát, vẫn để lọt các lô hàng xuất khẩu thủy sản bị các nước kiểm tra vượt dư lượng kháng sinh cho phép.

Hiện thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4 thị trường nhập khẩu lớn và ổn định là EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2010-2015, Việt Nam đã có 323 lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm tại các thị trường này.

Nguyên nhân, các lô hàng bị cảnh báo chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng, cơ sở nuôi hiện chưa tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với một số hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong ngành thủy sản hiện nay đang trong tình trạng báo động. Nếu không khắc phục tốt vấn đề này, ngành thủy sản Việt Nam có nguy cơ sẽ mất dần thị trường và ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu trên thị trường thế giới.

Cần kiểm soát chặt

Theo ông Vi Thế Đang - Giám đốc FITES, Chuyên gia EU-MUTRAP, với mục tiêu hỗ trợ Bộ NN&PTNT, cơ quan quản lý địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản của Việt Nam chuẩn bị điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, các chuyên gia của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) đã thực hiện ba nghiên cứu.

Cụ thể là về danh mục các hóa chất, kháng sinh cấm và được phép sử dụng trong sản xuất thủy sản của Tổ chứcCodex và của EU, Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc; việc xây dựng và ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong hoạt động nuôi và trong sản phẩm thủy sản của Việt Nam; quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

Trước tình trạng sản phẩm thuốc, hóa chất, kháng sinh được quảng cáo, bán tràn lan, người nuôi hoang mang không biết đâu là sản phẩm có thể sử dụng được…, các chuyên gia EU-Mutrap cho rằng, cơ quan quản lý cần xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả trên cả nước hệ thống văn bản pháp quy về an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các địa phương, các ban- ngành chức năng tập trung xử lý nghiêm tình trạng nhập lậu, kinh doanh kháng sinh cấm tại những cửa khẩu, vùng nuôi trồng thủy sản.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong nuôi trồng thủy sản về sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, kháng sinh. Ngoài ra, tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn thủy sản, thu mua kinh doanh thủy sản thương phẩm, sản phẩm cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định.

Ông Vi Thế Đang- Giám đốc FITES, Chuyên gia Dự án EU-MUTRAP:

Khi chưa có điều kiện đánh giá nguy cơ đối với hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, Việt Nam nên dựa vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấp của EU, Mỹ, Nhật Bản để quy định vì các tổ chức, quốc gia này đã có các nghiên cứu đánh giá nguy cơ.

Báo Công Thương, 27/05/2016
Đăng ngày 30/05/2016
Lê Kim Liên
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 08:49 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 08:49 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 08:49 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 08:49 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 08:49 13/05/2024