Báo quốc tế điểm lại sự kiện Hải Dương-981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Trung Quốc đã dùng giàn khoan Hải Dương-981 là bước khởi đầu cho âm mưu đánh dấu chủ quyền trên Biển Đông và tiến tới xâm chiếm các vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của nhiều nước trong khu vực.

điều động tàu thuyền
Trung Quốc đã điều động tàu thuyền tới bảo vệ cho hoat động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cách đây một năm, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Hải Dương-981), xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động phi lý của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam, các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và cộng đồng quốc tế. 

Sự kiện này cũng mở đầu cho những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng cách điều động các tàu dân sự và phi quân sự tới các khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền. 

Theo tạp chí The Diplomat, toàn bộ quá trình giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được nêu chi tiết trong bản báo về quân đội Trung Quốc năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ. 

Theo đó, hôm 3/5/2014, Cục An toàn hàng hải tại tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã ra tuyến bố về việc giàn khoan Hải Dương-981 sẽ bắt đầu quá trình khoan dầu tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho tới tháng 8/2014. 

Ngay ngày hôm sau, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối tuyên bố phi lý từ phía Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn đưa ra yêu sách cấm tàu bè xâm nhập vùng biển trong bán kính 3 hải lý (khoảng 5,5km) xung quanh giàn khoan Hải Dương-981. Trong khi đó, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quy định khu vực an toàn có phạm vi không vượt quá 500 m. 

Chưa dừng lại, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc còn cố tình va chạm và tấn công tàu cá của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn điều động các tàu cá dân sự, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và một vài tàu của Hải quân nước này tới bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngày 26/5/2014, tàu cá Trung Quốc đã cố tình va chạm và đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. 

Tới tháng 6/2014, trong một động thái làm xoa dịu tình hình căng thẳng, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới thăm Việt Nam. Quan chức hai nước đã tiến hành thảo luận và đưa ra các giải pháp ngăn chặn căng thẳng leo thang. Trong đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn khẳng định hành động của Trung Quốc đã vi phạm quyền hợp nhất lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. 

Vào cuối năm 2014, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thực hiện chuyến thăm tới Mỹ. Khi quay trở lại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt với Việt Nam lâu nay sẽ được gỡ bỏ và đặc biệt là các thiết bị giúp Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải. Có thể nói, sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào Biển Đông, đã trở thành đòn bẩy nâng quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới. 

The Diplomat nhận định Trung Quốc có lý do để đưa Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng người Úc đã mô tả hành động của Trung Quốc "đầy tính bất ngờ,  khiêu khích và phi pháp". 

Còn theo học giả Dingding Chen, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và an ninh châu Á tại Trường Đại học Macau, hành động của Trung Quốc đã được tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch. "Kéo giàn khoan vào Biển Đông không phải là sai lầm chiến lược của Trung Quốc", ông Chen khẳng định. 

Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan về đảo Hải Nam hồi tháng Bảy, sớm hơn so với khoảng thời gian Cục An toàn hàng hải thông báo, Giáo sư Thayer nhận định chính áp lực chính trị và yếu tố địa chính trị đã buộc Trung Quốc phải rút lui. Nhiều nhà bình luận thì cho rằng việc rút giàn khoan Hải Dương-981 về nước cho thấy Trung Quốc đang thực hiện "tái điều chỉnh chính sách". 

Nhưng rõ ràng, Trung Quốc đã dùng giàn khoan Hải Dương-981 như là một phép thử để nghiên cứu cách thức xâm chiếm các vùng lãnh thổ trên Biển Đông, hiện đang thuộc chủ quyền của các nước láng giềng. Và kể từ tháng 5/2014, tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc lại càng lộ rõ. Điển hình, Trung Quốc đã tăng cường triển khai các hoạt động bồi đắp, xây dựng quy mô lớn trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Infonet, 13/05/2015
Đăng ngày 15/05/2015
MINH THU (lược dịch)
Thế giới

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 02:42 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:42 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 02:42 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 02:42 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 02:42 28/09/2024
Some text some message..