Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
Cá đuối nước ngọt khổng lồ hay còn được gọi là cá đuối sông Mekong

Cá đuối nước ngọt khổng lồ hay còn được gọi là cá đuối sông Mekong (Danh pháp khoa học là Himantura polylepis), là một loài cá đuối nước ngọt trong họ Dasyatidae thuộc bộ cá đuối Myliobatiformes phân bố tại vùng bán đảo Đông Dương và đảo Borneo của Indonesia. 

Nhiều cá thể có kích thước khổng lồ đã được ghi nhận. Cá đuối sông Mekong là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Ở phần đuôi của chúng chứa chất độc cực kỳ nguy hiểm. Khi mang thai, chúng thường hung dữ hơn so với các thời điểm khác trong năm. 

Các chuyên gia hiện chưa thể ước tính số lượng loài này, tuy nhiên chúng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng liên quan tới các hoạt động của con người. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đã xếp loài cá đuối này vào nhóm nguy cấp. 

Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Hiện nay sông Mekong đang là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài cá. các nhà khoa học đang tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, ăn thịt ở sông Mekong các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Ngoài ra sông Mê Kông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, dịch vụ du lịch câu cá vì thế rất phát triển ở đây. 

Các chuyên gia thuộc dự án "Wonders of the Mekong" do Mỹ tài trợ, đã tiến hành giải cứu một con cá đuối nước ngọt khổng lồ bị sa lưới nhóm ngư dân ở tỉnh Stung Treng của Campuchia. Nhóm chuyên gia quốc tế tới hiện trường làm việc với các ngư dân để tháo lưỡi câu khỏi con cá. Sau khi được kiểm tra tình trạng sức khỏe và cân đo, con vật được thả trở về môi trường sống tự nhiên.

Được biết, con vật có kích thước khổng lồ, dài 4m, nặng tới 180kg. Đây là một con cá đuối cái, thuộc một trong những loài cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Con vật nuốt chửng những con cá nhỏ bị móc làm mồi ở lưỡi câu và bị nhóm ngư dân bắt được.

Cá đuốiQuá trình giải cứu cá đuối nước ngọt ở sông Mekong

Con cá đuối nước ngọt này không phải là sinh vật khổng lồ duy nhất ẩn náu trong vùng nước giàu phù sa này. Cũng tại con sông này tồn tại con cá tra dầu và cá chép khổng lồ có thể đạt kích thước tới 3m, nặng 270kg. Trưởng dự án Zed Hogan, một nhà sinh vật học về cá đến từ Đại học Nevada cho biết “hệ sinh thái dưới nước của sông Mekong vẫn chưa được giới chuyên gia trên thế giới tìm hiểu hết”.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, ở vùng nước nơi cách xa vị trí các ngư dân bắt được con cá đuối có những vực sâu tới 80m. Nhiều khả năng đây là nơi còn có những sinh vật khổng lồ hơn. Tuy nhiên hiện số lượng loài này trong sông Mekong vẫn chưa rõ. Khoa học cũng chứng minh được chúng có thể sống ở vùng nước biển như các loài cá đuối khác không. Cũng kèm theo đó là một điều đáng buồn là loài cá đuối này đang dần biến mất một phần vì việc xây đập thủy điện trên lưu vực sông Mekong.

Qua đây, ta thấy được một sinh vật khổng lồ mà dòng sông mekong này che đậy, còn rất nhiều điều kì thú, những loài sinh vật khổng lồ chưa được phát hiện những sinh vật chỉ có trong tưởng tượng. Từ đó đặt ra dấu chấm hỏi lớn cho các nhà khoa học tìm và giải mã những mảnh ghép trong bức tranh sinh thái sông Mekong, làm sinh động hơn và cũng là cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về dòng sông này trong tương lai.

Đăng ngày 04/03/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 11:47 26/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 11:47 26/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 26/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:47 26/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 11:47 26/04/2025
Some text some message..