Tiền Giang: Khuyến cáo khung thời vụ thả tôm giống nước lợ năm 2016

Ngày 13/1/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT có thông báo số 66/TB-SNN&PTNT về việc khuyến cáo thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2016. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết tình hình thời tiết, thủy văn trong năm 2016 diễn biến phức tạp (các tháng mùa khô năm 2016, nhiệt độ không khí cao nhất có thể lên đến 370C vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5), khả năng xâm nhập mặn sẽ cao hơn và sớm hơn cùng kỳ mùa khô năm 2015 nên sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh.

ao tôm

Để hạn chế thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh tế vụ tôm nước lợ năm 2016, Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo người nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh thả giống từ tháng 3 đến tháng 10 (dương lịch). Nguyên nhân do thời tiết các tháng còn lại trong năm thường lạnh, không phù hợp với đặc tính sinh học của tôm sú, đồng thời chất lượng con giống thường không tốt. Cần hạn chế thả vào các tháng 4 và 5 (dương lịch) do nắng nóng, dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy; nếu có thả nuôi trong thời gian này thì phải chăm sóc, quản lý sức khỏe tôm nuôi thật tốt để hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Đối với người nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thả giống từ tháng 01 đến tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 12 (dương lịch). Thời điểm chuyển mùa vào các tháng 4,5 do nắng nóng, dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng do đó không thả tôm giống. Tuy nhiên, đối với các cơ sở nuôi tôm được trang bị tốt về cơ sở vật chất, có kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm có thể thả nuôi trong thời gian này. Lưu ý, đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh thời gian từ cuối vụ nuôi trước đến khi thả giống cho vụ nuôi sau ít nhất là 02 tháng để tập trung cải tạo ao và cắt giảm mầm bệnh giữa hai vụ nuôi.

Người nuôi tôm quảng canh cải tiến thả giống từ tháng 02 đến tháng 08 (một số vùng đảm bảo độ mặn trên 8‰ thì vẫn có thể thả nuôi trong khoảng thời gian tháng 11 và 12). Còn đối với người nuôi theo mô hình luân canh tôm - lúa thả giống từ tháng 01 đến tháng 4; các trường hợp nuôi theo hình thức thu tỉa thả bù cần phải sử dụng con giống cỡ lớn, người nuôi nên ương dưỡng giống trước 01 tháng.

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, phòng Kinh tế Thị xã Gò Công căn cứ khung thời vụ nêu trên để xác định khung thời vụ sát hợp cho từng vùng nuôi tập trung của địa phương và sớm phổ biến cho tất cả người nuôi tôm biết để áp dụng. Đồng thời giao Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú y phối hợp với các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nuôi, thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, mầm bệnh để kịp thời tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT có những điều chỉnh, bổ sung nội dung khuyến cáo cho sát hợp với thực tiễn.

Tiền Giang, 17/01/2016
Đăng ngày 18/01/2016
Thành Công

Mối liên quan của pH và NO2 trong ao nuôi tôm

Khí độc NO2 hình thành do sên vét, cải tạo ao ban đầu trước vụ nuôi thực hiện kém hiệu quả. Không loại được triệt để lượng bùn cũ trong ao, để bùn tồn số lượng nhiều. Nguồn nước giàu phù sa, chất lơ lửng, lợn cơn…không qua hệ thống ao lắng lọc, vào trực tiếp ao nuôi, là nguyên nhân hình thành khí độc NO2.

Tôm
• 14:19 12/06/2024

Diệt rong đá trong ao nuôi quảng canh

Ở ao nuôi tôm quảng canh, diện tích ao rất lớn với rất nhiều loài nuôi kết hợp cùng với tôm như cá, cua,... Việc quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường nước ao nuôi cũng rất hạn chế, vì vậy một số loài rong thường sinh sản và phát triển gây ra khó khăn cho tôm được nuôi. Hôm nay chúng ta sẽ kể một số cách diệt rong, đặc biệt là rong đá, loài rong luôn xuất hiện trong ao nuôi tôm quảng canh trước nay.

Rong vuông tôm
• 09:54 11/06/2024

Giảm chi phí nuôi khi sử dụng máy cho tôm ăn tự động

Tối ưu hóa các chi phí trong quá trình nuôi tôm sẽ giúp người nuôi đạt được khoản lợi nhuận tối đa nhất có thể. Trong đó, chi phí thức ăn luôn chiếm hơn 50% tổng chi phí cả vụ, vì vậy việc thiết lập chu kỳ và lượng thức ăn cho mỗi ngày sao cho hợp lý là vấn đề đáng quan tâm nhất của bà con.

Máy cho tôm ăn tự động
• 09:00 09/06/2024

Sự tương tác giữa các yếu tố môi trường và độc lực vi khuẩn Aeromonas Hydrophila

Gần đây, một bài báo mới mô tả sự tác động phức tạp giữa vi khuẩn Aeromonas hydrophila và môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Điều này hy vọng rằng sẽ cho phép các bên liên quan phát triển các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện các biện pháp quản lý và các giải pháp đổi mới để giảm thiểu tác động của các mầm bệnh này đối với ngành nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:25 07/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 09:30 17/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 09:30 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 09:30 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 09:30 17/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 09:30 17/06/2024
Some text some message..