Nuôi lươn không bùn

Nuôi lươn không bùn là một mô hình nuôi lươn trong bể, thường bể sẽ được xây bằng xi măng và lót bằng gạch men giúp lươn không bị trầy xước và đảm bảo chất lượng. Phương pháp này giúp người nông dân dễ dàng kiểm soát số lượng lươn trong bể, dễ dàng vệ sin

Bể nuôi lươn không bùn tại một trang trạiBể nuôi lươn không bùn tại một trang trại. Ảnh: nanonna.com

Lươn là một loài thích sống trong môi trường tĩnh lặng, ẩm ướt. Chúng có giá trị kinh tế cao trong ngành thủy hải sản vì mang lại nhiều chất dinh dưỡng; ngoài ra, cũng có thể chế biến thành đa dạng các món ăn khác ăn nhau. 

So với việc nuôi lươn trong bùn như trước đây dễ gây bệnh cho lươn vì chất bẩn và vi khuẩn tích đọng, và cũng như khó khăn trong việc vệ sinh bể. Thì hiện nay, mô hình giúp bà con kiếm lời hàng trăm triệu đồng mang tên nuôi lươn không bùn đang ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. 

Ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn

- Không cần tìm kiếm diện tích để thiết kế ao nuôi lươn. Thay vào đó có thể tận dụng đất trống gần đó hay tại nhà để xây bể.

- Bể được lót bằng (xi măng, bạt, composite…) điều này sẽ làm bể trơn trượt, không có vật cản giúp lươn dễ dàng di chuyển và phát triển ổn định.

- Dễ dàng kiểm soát và lên kế hoạch chăm sóc riêng cho từng bể.

Quy chuẩn xây bể nuôi lươn không bùn

- Bể xây hình chữ nhật: diện tích khoảng từ 6-20 m2; chiều cao từ 0.7 – 1m. Bên trong bể lát loại gạch ít đóng rong rêu; thành bể không lót gạch hoặc để thêm các viên gạch gờ để tránh lươn trượt ra ngoài.

- Trong bể cần có hệ thống cấp nước và xử lí nước. Để đảm bảo trong quá trình nuôi lươn đạt chất lượng cần xây dựng hệ thống xử lý nước khép kín để nguồn nước cấp vào bể là nước sạch, không bị ảnh hưởng chất bẩn từ bên ngoài. 

- Là một loài ưa bóng tối, nên có các mái che trên bể. Cùng với đó là có các giá thể để lươn đu bám, cũng như là trú ẩn để phù hợp với đặc tính của chúng.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

- Thức ăn nuôi: Phối trộn theo tỷ lệ 7:3 giữa 2 nguyên liệu chính là đầu cá, ruột cá, ốc xay nhuyễn…với cám viên của cá có vảy không sử dụng cám viên của cá da trơn vì trong cám viên của cá da trơn có nhiều lipit lươn ăn vào cơ thể sẽ tích lũy nhiều mỡ dễ xảy ra bệnh. Không dùng chất kết dính bột keo hay bột gòn để phối trộn thức ăn. 

- Chế độ chăm sóc: Trong 2 tháng đầu cho ăn 1 lần/ngày, sau 2 tháng cho ăn 2 lần/ngày, sáng 7 giờ, chiều 17 giờ. Sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành thay nước toàn bộ bể lươn để loại bỏ thức ăn thừa và chất cặn bả của lươn. Lươn thả nuôi sau 1 tháng rưỡi tiến hành phân loại lươn lớn lươn nhỏ nhằm tránh cho lươn ăn nhau làm cho lươn bị xay xát dễ gây ra bệnh và so le đàn.

Ngoài ra, các bệnh thường gặp khi nuôi lươn không bùn bao gồm: Bệnh xuất huyết, bệnh nấm thủy mi, bệnh ký sinh đơn bào, bệnh giun sán, bệnh đỉa và bệnh do môi trường. Tùy từng loại bệnh mà lươn có triệu chứng và cách phòng trị hiệu quả khác nhau.