38.218 tỉ đồng để nuôi cá tra đi đâu?

Ngân hàng Nhà nước công bố doanh số cho vay đối với hoạt động nuôi trồng, thu mua chế biến cá tra tại các tỉnh ĐBSCL lên tới 38.218 tỉ đồng và dư nợ đạt 20.784 tỉ đồng tính đến tháng 9 vừa qua. Thế nhưng thực tế, ngành cá tra đang ngắc ngoải cả năm nay vì thiếu vốn. Số tiền cho vay đã đi đâu?

cá tra
NHNN nói đã cho vay 38.000 tỉ đồng, trong khi người nuôi cá vẫn thiếu vốn - Ảnh: Chí Nhân

"Chán mấy ông ngân hàng khủng khiếp"

 
 

Việc cấp bách cần làm

Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với VASEP và các địa phương tiến hành kiểm tra thực tiễn để xác định “đồng vốn giải cứu cá tra” có đến đúng địa chỉ hay không. Việc cấp bách cần phải làm để giải cứu cá tra hiện nay là tìm cách đưa Công văn số 1149 đi vào cuộc sống”. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN có các giải pháp đẩy mạnh cho vay đối với sản xuất cá tra, nghiên cứu cơ cấu lại vốn từ nguồn vay ngắn hạn sang vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ cá tra và làm rõ tổng số vốn vay thực tế trong tổng doanh số đã cho vay cho nuôi, chế biến cá tra như báo cáo của NH là trên 38.000 tỉ đồng có chính xác hay không.

 

Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Thới An (Ô Môn, Cần Thơ) khẳng định: “Trong suốt 9 tháng đầu năm bà con xã viên phải vay vốn với lãi suất (LS) 14,5 - 15%/năm. Từ tháng 10, chúng tôi vay với LS 13%/năm nhưng với điều kiện là phải trả hết nợ cũ. Còn vốn ưu đãi 11%/năm thì không tiếp cận được vì điều kiện vay quá khó khăn, không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của người nuôi cá như chúng tôi. Do đó, nguồn vốn vay từ ngân hàng (NH) chỉ đáp ứng khoảng 20% so với nhu cầu và chi phí thực tế mà nông dân đầu tư nuôi cá. Ở hợp tác xã  của chúng tôi có 20 xã viên thì tổng nguồn vốn vay ở thời điểm này chỉ khoảng 20 tỉ đồng. Hiện nhiều người làm ăn riêng lẻ đã phải bỏ nghề vì lỗ liên tục nhiều năm và không tiếp cận được với nguồn vốn vay”.    

Ông Tống Văn Quang, chủ ao nuôi cá ở Q.Ô Môn (Cần Thơ) bộc bạch: “Nói thiệt là chúng tôi chán mấy ông NH khủng khiếp. Chúng tôi là những người nuôi lâu năm, xây dựng được uy tín tốt với NH nhưng đa phần cũng chỉ vay được với LS 13%/năm. Như hầm cá của tôi có sản lượng 200 tấn, chi phí đầu tư khoảng 2,2 tỉ, có tài sản thế chấp giá trị nhưng chỉ vay được khoảng 1,5 tỉ đồng”.

Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi cá và chế biến thủy sản An Giang, nói: “Ở An Giang bây giờ NH đâu có cho vay nuôi cá nữa đâu. Thứ nhất là nông dân không có nhu cầu vay vốn nuôi cá. Thứ hai là không còn tài sản để thế chấp. Thứ ba là hạch toán kinh tế cho thấy đổ vốn vào nuôi cá là toàn thua lỗ nên không ai dám đầu tư, NH cũng không dám cho vay. Thực tế chỉ còn một số rất ít hộ vẫn duy trì nuôi số lượng lớn cho các nhà máy. Đa phần còn lại đều bỏ nghề, treo ao hoặc chuyển sang nuôi nhỏ lẻ để bán chợ, làm khô cá tra...”.

Như vậy có thể thấy, vốn tới những người nuôi cá thực tế là rất ít hoặc không có.

Nếu thật sự có hơn 38.000 tỉ...

 
 

Nếu NH đẩy mạnh cho vay như đã thực hiện sau khi có chủ trương hỗ trợ nơi chế biến cá tra, tình hình sẽ khác. Hiện nông dân nuôi cá đang “treo ao” vì không có tiền đầu tư mua cá giống, thức ăn, còn các DN thiếu vốn phải nợ tiền cá của nông dân từ 1-3 tháng.

Có nơi DN phải đóng cửa hoặc giảm tới 90% công suất

 

Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch VASEP

 

“Thì chắc chắn ngành cá tra không thiếu vốn trầm trọng như bây giờ”, đó là khẳng định của ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), trước số vốn cho ngành cá tra mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố. Theo ông Minh, nếu NH đẩy mạnh cho vay như đã thực hiện sau khi có chủ trương hỗ trợ nơi chế biến cá tra, tình hình sẽ khác. Hiện nông dân nuôi cá đang “treo ao” vì không có tiền đầu tư mua cá giống, thức ăn, còn các doanh nghiệp (DN) thiếu vốn phải nợ tiền cá của nông dân từ 1-3 tháng. Có nơi DN phải đóng cửa hoặc giảm tới 90% công suất.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, phân tích: “Chỉ cần một phép tính đơn giản, chúng ta có thể biết thật sự có đúng là trong 9 tháng ngành cá tra được cho vay 38.000 tỉ hay không. Tổng sản lượng cá tra tại ĐBSCL hiện nay khoảng 1,2 triệu tấn cá, giá thành nuôi cá tra từ 20.000 -22.000 đồng/kg. Nghĩa là cần có 24.000 tỉ đồng để sản xuất cá nguyên liệu, cộng thêm 20% nữa để chế biến ra thành phẩm thì tổng vốn cần cho ngành cá tra là 30.000 tỉ đồng, con số này phù hợp với mức kim ngạch 1,8 tỉ USD xuất khẩu. Nếu NHNN nói rằng cho vay 9 tháng qua đạt 38.000 tỉ đồng chỉ để thu lại kim ngạch 1,8 tỉ USD thì chắc chắn phải xem lại hiệu quả kinh tế của ngành này. Một điều nữa, người nông dân hay DN nuôi cá thì cũng cần có vốn riêng của mình, chứ đâu phải tất cả đều đi vay!”.

Có thể nói, hầu hết các DN trong ngành đều nghi ngờ tính xác thực của con số cho vay đối với hoạt động nuôi trồng, thu mua chế biến cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đạt 38.218 tỉ đồng và dư nợ cho vay cá tra tại khu vực này tính đến ngày 30.9 đạt 20.784 tỉ đồng mà NHNN công bố.

Trong văn bản gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình sản xuất và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nuôi trồng, xuất khẩu tôm nước lợ và cá tra, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cũng báo cáo: Hiện chỉ có 20% trong tổng số 160 DN xuất khẩu cá tra trên địa bàn cả nước duy trì được xuất khẩu ổn định, số còn lại đang sản xuất và xuất khẩu cầm chừng.

Theo ông Tám, hiện cả DN và người nuôi cá đều đang gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và tiêu thụ cá tra. Hạn mức vay giảm so với cùng kỳ năm 2011 trong khi LS cao liên tục trong thời gian dài. Báo cáo của VASEP cũng khẳng định, hiện nay nguồn vốn từ các NH cho sản xuất và tiêu thụ cá tra chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Nông dân và DN không còn tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp là ao nuôi và các công trình phụ trợ chỉ được đánh giá như đất nông nghiệp nên bà con không tiếp tục được vay vốn, thua lỗ và đã phải “treo ao”, hay chuyển sang nuôi gia công cho DN. Từ tháng 8, thời điểm có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng cho thủy sản và chăn nuôi, được thể hiện tại Công văn số 1149 đến nay, các DN và người nuôi vẫn rất khó tiếp cận vốn.

Vốn cho cá tra chảy đi đâu, vẫn là một dấu hỏi cần phải làm rõ.

TNO
Đăng ngày 21/12/2012
Q.Thuần - Q.Duẩn - C.Nhân
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:27 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 16:27 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 16:27 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 16:27 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 16:27 01/12/2024
Some text some message..