5 bệnh do vi khuẩn trên cá rô phi, cá điêu hồng

Bệnh trên cá rô phi (tilapia) có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày 5 bệnh phổ biến xuất hiện trên cá rô phi có liên qua đến vi khuẩn.

Bệnh lồi mắt, xuất huyết thường gặp trên cá rô phi.
Bệnh lồi mắt, xuất huyết thường gặp trên cá rô phi.

Hội chứng MAS (Motile Aeromonas Septicaemia)

Hội chứng MAS gây ra bởi Aeromonas hydrophila và các loài liên quan. Đây là một loài vi khuẩn Gram âm dị dưỡng, hình que chủ yếu được tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm áp. Aeromonas hydrophila còn được biết đến với tên gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”.

Cá mắc bệnh có biểu hiện bơi mất cân bằng; bơi lờ đờ; thở trên bề mặt nước; vây và da bị xuất huyết hoặc viêm; mắt lồi; giác mạc mờ đục; bụng sưng chứa chất lỏng đục hoặc có máu; tỷ lệ tử vong hằng ngày thấp.


Cá rô phi mắc bệnh biểu hiện sưng bụng, xuất huyết.

Điều trị: Sát trùng ao bằng KMnO4 ở mức 2-4 mg/lít hoặc tắm cá bệnh trong 4-10 mg/ lít trong 1 giờ; có thể sử dụng  thuốc kháng sinh để điều trị nhưng phải tham vấn ý kiến của chuyên gia.

Bệnh rung giật (Vibriosis)

Vibrio anguillarum và các loài khác. Là loài vi khuẩn gram âm có hình que cong. Vibrio là một các loại vi khuẩn phổ biến và đang gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản và các ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Bệnh rung giật có biểu hiện tương tự như hội chứng MAS; Bệnh được ghi nhận kèm với các biến động môi trường như chất lượng nước kém hoặc căng thẳng trong bầy đàn.

Điều trị: Theo các nghiên cứu được công bố, giải pháp tốt nhất để điều trị bệnh rung giật trên cá rô phi là sử dụng kháng sinh trong thức ăn. Tuy nhiên chúng tôi đặc biệt khuyến cáo rằng, cần tham vấn ý kiến chuyên gia trong việc dùng kháng sinh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bệnh Columnaris

Bệnh do vi khuẩn Flavobacterium columnare, là một loại vi khuẩn dạng que Gram âm thuộc chi Flavobacterium. Tên này bắt nguồn từ cách mà loại này phát triển trong sự hình thành cột “thân rễ”. Vi khuẩn này cũng được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng trong nghề nuôi cá rô phi.

Cá nhiễm vi khuẩn này biểu hiện vây bị sờn và/hoặc có các mảng trắng không đều đến xám trên da và/hoặc vây; tổn thương, màu sắc nhợt nhạt, hoại tử trên mang.


A) Cá bị nhiễm bệnh có bề mặt bên ngoài bị loét và xuất huyết (1) và vây đuôi bị xói mòn (2). B) Cá nhiễm bệnh biểu hiện mang nhạt màu (3). C) Cá nhiễm bệnh cơ thể bị cứng và vây đuôi bị ăn mòn (2). D) Cá rô phi bình thường

Điều trị: Có thể sử dụng phương pháp sát trùng bằng KMnO4 như với Hội chứng MAS; hoặc sử dụng CuSO4 ở mức 0,5-3 mg / lít, tùy thuộc vào độ kiềm của ao nuôi.

Bệnh Edwardsiellosis

Vi khuẩn Edwardsiella tarda là tác nhân chính gây bệnh. Đây là loại kỵ khí tùy ý, nhỏ, dễ vận động, gram âm, hình que thẳng.

 Cá rô phi nhiễm bệnh ít có triệu chứng bên ngoài; chảy máu,  hoặc có dịch máu trong khoang cơ thể; gan nhợt nhạt, lốm đốm; sưng, lá lách đỏ sẫm; thận sưng, mềm.


Cá diêu hồng nhiễm bệnh biêu hiện lá lách đỏ sẫm, gan sưng, xuất hiện nhiều đốm trắng

Điều trị: Cân nhắc khi sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho cá khi phát hiện bệnh. Cũng cần lưu ý tới lượng kháng sinh khi dùng và thời gian trữ cá trong ao trước khi bán thương phẩm.

Bệnh do liên cầu khuẩn gây ra

Tác nhân gây bệnh gồm 2 loài chính gây bệnh là Streptococcus iniaeEnterococcus sp. là vi khuẩn Gram dương xâm nhập và gây bệnh trên cá rô phi bố mẹ và cá rô phi từ 50 – 300g. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi phát triển là từ 25 – 350C, trong đó phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước trên 300C. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ, tỷ lệ chết có thể lên tới 80% trong thời gian ngắn, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống thấp tỷ lệ tử vong lại giảm.

Cá nhiễm bệnh có biểu hiện hôn mê, bơi thất thường; nám da, sẫm màu; mắt cá bị lồi một bên và trên mắt kéo một lớp màng màu trắng đục; trướng bụng; xuất huyết ruột, xung quanh miệng, hậu môn và vây; lá lách to, gần như đen; tỷ lệ tử vong cao.

Điều trị: Có thể sử dụng kháng sinh trong thức ăn dưới sự tư vấn, theo dõi từ chuyên gia. Liều khuyến cáo Erythromycin ở mức 50mg/kg cá/ngày trong 12 ngày. 

TLTK:
1. Nguyen Ngoc Du (2019). Tổng quan về bệnh Columnaris trên cá nước ngọt, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
2. Cultured Aquatic Species Information Programme Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758), FAO, viewed: 29/4/2021, from:<http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/Oreochromis_niloticus/en#tcNA00C5>


Đăng ngày 29/04/2021
Mạnh Kha @manh-kha
Dịch bệnh

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 00:12 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 00:12 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 00:12 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 00:12 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 00:12 20/04/2024