5 nhóm giải pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước vùng nông thôn

Viện Khoa học quản lý môi trường - Tổng cục Môi trường vừa đưa ra 5 nhóm giải pháp để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại vùng nông thôn gồm: Giải pháp về chính sách, thể chế, kỹ thuật, kinh tế và giải pháp về thông tin, tuyên truyền.

kiem soat o nhiem

Theo ông Đỗ Nam Thắng - Viện Khoa học quản lý môi trường, một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nước tại vùng nông thôn hiện nay là ô nhiễm nguồn không điểm (ô nhiễm do các nguồn từ dòng chảy đất, lượng mưa, lắng đọng khí quyển, thoát nước, quá trình thấm hoặc sự thay đổi chế độ thủy văn...)

Trong một nghiên cứu về hoạt động sử dụng hóa chất nông nghiệp và thực trạng ô nhiễm môi trường nước của Viện Khoa học quản lý môi trường cho thấy, ô nhiễm môi trường nước do dư lượng hóa chất nông nghiệp mang lại ngày càng lớn. Nếu như trước năm 1985 lượng thuốc trừ sâu sử dụng chỉ trên 6.000 tấn thì đến năm 2007 con số này là xấp xỉ 80.000 tấn. Lượng phân bón vô cơ cũng tăng mạnh: năm 1985 lượng Nitrat được người nông dân sử dụng trong nông nghiệp là 342,3 nghìn tấn, lượng P205 là 91.000 tấn thì đến năm 2000 con số này tương ứng là 1.332 ngàn tấn và 501 ngàn tấn, năm 2007 là 1.357,5 ngàn tấn và 551,2 ngàn tấn.

Trong khi dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong mặt nước ngầm, sinh vật thủy sinh và trầm tích đáy lớn ảnh hưởng đến nguồn nước thì vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất nông nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước còn nhiều hạn chế. Hiện ở cấp trung ương chỉ có Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm quản lý nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Còn ở cấp địa phương thì Chi cục Bảo vệ Môi trường quản lý hai nguồn nước nêu trên, và cả ở 2 cấp độ này lực lượng cán bộ quản lý hết sức mỏng. Cộng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm phân bón, hóa chất, quan trắc, phân tích môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, càng làm cho việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại vùng nông thôn kém hiệu quả.

Trước thực trạng như vậy, Viện Khoa học quản lý môi trường đã đưa ra 5 nhóm giải pháp để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

Với nhóm giải pháp về chính sách, ông Đỗ Nam Thắng phân tích, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thông tư liên tịch quy định cụ thể việc phối hợp, chia sẻ thông tin liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nông thôn. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, thúc đẩy việc sản xuất, buôn bán và sử dụng phân hữu cơ compost, phân vi sinh. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Bổ sung các chế tài xử phạt trong việc kiểm soát môi trường nước tại khu vực nông thôn...

Với nhóm giải pháp về kỹ thuật, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu ứng dụng và phát triển các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mới thân thiện với môi trường; Triển khai các giải pháp trồng cây hay vùng đệm ven sông đối với các khu vực nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn không điểm; Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước vùng nông thôn; Triển khai các phương thức canh tác đất, kiểm soát nước mưa chảy tràn hợp lý cho các vùng miền cụ thể, để giảm thiểu khả năng ô nhiễm do nguồn không điểm...

Giải pháp về kinh tế, ông Thắng đặc biệt nhấn mạnh đến việc Nhà nước đưa ra các giải pháp trợ giá nhằm khuyến khích giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật; Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, buôn bán phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật.

Nhóm giải pháp về thể chế, Viện tập trung phân định chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ giữa hai cơ quan: quản lý hóa chất nông nghiệp và quản lý môi trường nước nông thôn, để hình thành mạng lưới quản lý thống nhất…

Cuối cùng là nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền, cần tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị cấp trung ương và cấp địa phương; chú trọng nâng cao nhận thức cộng đồng trong các hoạt động sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân.

5 nhóm giải pháp này đã nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia môi trường trong nước và quốc tế./.

VEN.VN
Đăng ngày 14/08/2013
T.Tâm
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:52 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:52 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:52 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:52 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:52 19/04/2024