5 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới

Hải sản là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của con người. Cùng với đó, chúng cũng trở thành ngành kinh tế quan trọng. Có vai trò thúc đẩy thương mại và xuất khẩu. Sau đây, Tép Bạc sẽ mang đến cho bạn danh sách 5 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại một số quốc gia. Ảnh: photo-cms-bizlive.epicdn.me

Trung Quốc

Dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thủy sản chính là Trung Quốc. Kể từ năm 2022 trở đi, không những đạt sản lượng khai thác tự nhiên, mà sản xuất nuôi trồng thủy sản ở quốc gia này đã đạt được những con số ấn tượng. Phần lớn, các ,mặt hàng thủy sản mà Trung Quốc xuất khẩu, bao gồm: Cá đông lạnh, tôm và tôm đông lạnh, mực và mực nang đông lạnh.

Các đối tác thương mại thủy sản lớn của Trung Quốc là: Nhật Bản, Mỹ và Hồng Kông. 3 nước này trở thành điểm đến lớn cho xuất khẩu thủy sản tại đất nước tỷ dân. Đặc biệt, cũng chính vì vậy mà ngành thủy sản đã sản sinh ra nguồn lao động khổng lồ tại các tỉnh ven biển của Trung Quốc. Mỗi năm, ước tính có từ 15 - 20 triệu người tham gia sản xuất ở lĩnh vực này.

Na Uy

Là một quốc gia thuộc Bắc Âu, Na Uy chính là quốc gia thứ 2 nằm trong danh sách 5 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Na Uy phải kể đến như: Liên Minh Châu Âu (chiếm 67% tổng kim ngạch).

Vào năm 2015 trở thành năm tốt nhất của xuất khẩu thủy sản tại quốc gia này với tổng giá trị lên đến 75 tỷ NOK (Gần 9 tỷ USD). Mãi đến năm 2019, Statista báo cáo rằng xuất khẩu thủy sản của đất nước đã tăng lên 11,9 tỷ USD.

Các mặt hàng chính là cá hồi, một số loại hải sản khác như: Cá tuyết, tôm, cua tuyết, cá kẹp, cua hoàng đế,... Chiếm một phần quan trọng trong xuất khẩu của Na Uy.

Việt Nam

Việt Nam với lợi thế đường bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam. Do đó, không có gì là quá ngạc nhiên khi nước ta nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Để có được ngày hôm nay, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài. Tăng từ 776 triệu USD năm 1997 lên đến 6 tỷ USD vào năm 2015. Và tính đến năm 2019, dữ liệu xuất khẩu của Việt Nam thông báo đã thu về gần 10 tỷ USD.

Chế biến cá traXuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Ảnh: danviet.mediacdn.vn

Tổng sản lượng thủy sản hàng năm của nước ta rơi vào 7 triệu tấn. Phần lớn đều rơi vào ngành nuôi trồng thủy sản (Tầm 65% - 70%). Nhật Bản được xem là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai nước có mối quan hệ thương mại thủy sản lâu dài và thịnh vượng, và điều này dự kiến sẽ tiếp tục.

Mỹ

Tiếp theo chính là Mỹ, một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất. Đây quốc gia cung cấp sản lượng thủy sản đáng kể của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, vị trí để giữ được vị trí này, Mỹ đa nhiều lần “Out top”. Với khối lượng sản xuất ngày càng tăng, Mỹ đã tích cực mở rộng xuất khẩu thủy sản trong 5 năm qua, với khối lượng thương mại tăng 43%. Tính đến năm 2019, doanh thu hàng năm của Hoa Kỳ từ xuất khẩu cá và thủy sản là 5,5 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là cá minh thái Alaska, trứng cá, cá hồi và surimi. Cùng với đó, những sản phẩm này chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong năm 2014 và quốc gia này tiếp tục duy trì sự hiện diện lớn trên thị trường đối với những sản phẩm thủy sản.

Ấn Độ

Ấn Độ là đất nước cuối cùng nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Quốc gia này đã đạt giá trị xuất khẩu cao chưa từng có với 4,6 tỷ đô la xuất khẩu cá và thủy sản vào năm 2017. Không dừng ở đó, con số này đã tăng lên gần 7 tỷ đô la vào năm 2019, theo báo cáo của nhà cung cấp số liệu thống kê toàn cầu, Statista.

Tôm và tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu lớn của Ấn Độ. Cả hai sản phẩm chiếm 37% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước, và 67% tổng giá trị xuất khẩu. Cá đông lạnh cũng là mặt hàng thủy sản quan trọng không kém, chiếm 11% tổng lượng xuất khẩu của nước này. Đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Ấn Độ là Mỹ, quốc gia mua tới 26% sản phẩm của nước này. Đông Nam Á và EU là 2 thị trường tiềm năng tiếp theo, thu hút lần lượt 25,7% và 20% thương mại thủy sản của Ấn Độ.

Nhìn chung, ngành xuất khẩu thủy sản mang đến một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường toàn cầu. Trên đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới mà Tép Bạc đã cung cấp. Hy vọng bạn đọc có thể nhiều kiến thức bổ ích.

Đăng ngày 02/01/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 12:02 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 12:02 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 12:02 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:02 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 12:02 25/11/2024
Some text some message..