6 loài động vật nguy hiểm đe dọa nước Mỹ

Nhiều loài động vật như cá sát thủ, rắn siết mồi, cóc mía da độc,… đe dọa con người và động vật hoang dã ở nước Mỹ.

cá chuối

Cá chuối

Những con cá này có hình dạng đáng sợ. Tuy hành trình di cư từ Đông Nam Á đến Mỹ của chúng vẫn còn bí ẩn, nhưng ảnh hưởng của chúng rất rõ ràng. Loài cá xâm thực hung hăng này ăn bất cứ thứ gì trong đầm lầy bằng hàm răng sắc nhọn, bao gồm cả con người ở cự ly gần. Tuy nhiên, sự nguy hiểm thực sự của loài cá này nằm ở khả năng luồn lách và sống được đến 4 ngày trên cạn. Chúng sử dụng lá phổi giữ không khí khi tìm kiếm nguồn nước mới để đẻ số trứng lên tới 100.000 quả. Ảnh: Business Insider.

trăn siết mồi

Trăn siết mồi

Công viên quốc gia Everglades tại bang Florida, Mỹ, là ngôi nhà của nhiều loài động vật độc đáo. Nhiệt độ của vùng này tạo môi trường tuyệt vời cho vô số các loài bò sát và động vật lưỡng cư, bao gồm nhiều loài rắn xâm thực như trăn Miến Điện và trăn xiết mồi. Chim bản địa và các động vật có vú nhỏ là những động vật bị săn nhiều nhất, trong khi các tài liệu ghi nhận chúng tấn công cả con người. Một số con trăn thậm chí còn đủ lớn để giết và ăn thịt loài động vật nguy hiểm khác cũng sống ở đầm lầy Florida là cá sấu. Ảnh: Philip’s Blog.

sáo Châu Âu

Sáo châu Âu

Những con chim này có ngoại hình nhỏ nhắn, nhưng gây nhiều rắc rối so với vẻ ngoài vô hại. Năm 1890, một người phóng sinh 60 con sáo ở Công viên trung tâm New York, Mỹ. Kể từ đó, sáo châu Âu đã gây ra những vấn đề về sức khỏe do phân chứa vi khuẩn gây bệnh. Thêm vào đó, loài xâm thực này thường tấn công, chiếm tổ và thậm chí làm vỡ trứng của chim bản địa. Ảnh: Chirps and Cheeps.com.

trai vằn

Trai vằn

Loài động vật hai mảnh nhỏ bé này có nguồn gốc từ vùng biển châu Âu. Chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của vùng Ngũ hồ ở Mỹ. Bốn loài hến sống ở hồ đang bị đặt ở tình trạng nguy hiểm do trai vằn. Trai vằn ăn sạch sinh vật phù du, vốn là thức ăn của các loài cá sống trong hồ. Việc này khiến cho ánh sáng có thể chiếu xuống tận đáy hồ. Vùng đất này là nơi cư ngụ của nhiều loài cá nhạy cảm với ánh sáng, đòi hỏi phải có bùn lầy tối để phát triển. Loài cá bản địa đang bị căng thẳng cực độ và giảm số lượng. Ảnh: NBC News.

bướm sâu róm

Bướm sâu róm sồi

Khi mùa hè đến, bướm sâu róm sồi sẽ làm tổ trên các ngọn cây ở miền đông nước Mỹ. Lớp màng mỏng như sương của mỗi tổ có thể chứa đến 1.000 trứng bướm. Ở châu Âu và châu Á, số lượng loài bướm này bị kiểm soát nhờ thiên địch trong tự nhiên. Năm 1869, chúng thoát khỏi vòng kiểm soát kể đến Mỹ. Loài xâm thực này đặc biệt thích ăn cây cối và có thể ăn hết vỏ trên thân cây. Ảnh: Hatfield Spraying.com.

cóc mía

Cóc mía

Cóc mía ban đầu được đưa tới những cánh đồng mía ở Mỹ vào những năm 1930 để đối phó với sâu bệnh. Như hiện nay, chúng đã trở thành một nạn dịch. Khi lượng côn trùng không đủ đáp ứng nhu cầu ăn lớn của loài cóc khổng lồ này, chúng chuyển sang tiêu diệt những loài bản địa, ăn ngấu nghiến những gì nhét vừa miệng. Da của có mía còn chứa chất kịch độc. Bất kỳ động vật săn mồi nào có ý định ăn thịt chúng sẽ chết trong vòng vài phút nếu tiếp xúc. Ảnh: The Huffington Post.

Vnexpress, 02/01/2016
Đăng ngày 03/01/2016
Vân DU
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:19 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:19 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 02:19 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 02:19 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 02:19 05/12/2024
Some text some message..