60 triệu tổ cá băng dưới đáy biển Nam Cực được tìm thấy

Các nhà nghiên cứu công bố phát hiện quần thể cá băng (notothenioid) khổng lồ ở biển Weddell phía nam Nam Cực trên tạp chí Current Biology hôm 13/1.

cá băng
Một đàn cá băng khổng lồ với hơn 60 triệu tổ. Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu ước tinh quần thể cá băng trải rộng ít nhất 240 km2 và bao gồm khoảng 60 triệu tổ đang hoạt động. Quần thể lớn chưa từng thấy này có sinh khối hơn 60.000 tấn.

"Phát hiện quan trọng nhất của chúng tôi là sự tồn tại của một quần thể cá băng đang sinh sản rộng lớn như vậy", nhà nghiên cứu Autun Purser ở Viện Alfred Wegener tại Bremerhaven, Đức, cho biết. "Chúng tôi đã quan sát hàng chục tổ ở những nơi khác tại Nam Cực, nhưng phát hiện này có quy mô lớn gấp nhiều lần".

Purser và cộng sự tìm thấy quần thể cá băng trong lúc khảo sát thềm băng Filchner bằng Hệ thống Đo sâu và Quan sát đáy đại dương (OFOBS). Về cơ bản, đây là một thiết bị lớn nặng một tấn. Nhóm nghiên cứu kéo lê thiết bị phía sau tàu phá băng RV Polarstern ở tốc độ 4 km/h, tại độ cao 1,5 - 2,5 m phía trên đáy biển để quay phim và thu thập dữ liệu đo sâu bằng sóng âm.

Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm tới đáy biển ở vùng này bởi họ biết ở đó có một dòng nước trồi ấm hơn 2 độ C so với nước xung quanh. Tuy nhiên, phát hiện mới nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. Nhóm của Purser không nghĩ có bất kỳ hệ sinh thái tổ cá nào trong khu vực.

cá băng
Những con cá băng đang canh gác trứng trong tổ. 

Đa số tổ cá họ tìm thấy có một con cá trưởng thành canh giữ hơn 1.700 quả trứng. Họ cũng quan sát nhiều xác cá chết ở bên trong và gần quần thể tổ, chứng tỏ loài cá này đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn lớn hơn. Dù cần tiến hành nghiên cứu thêm, Purser và cộng sự suy đoán quần thể cá băng là nguồn thức ăn của những động vật ăn thịt như hải cẩu Weddell.

"Nhiều con hải cẩu Weddell dành phần lớn thời gian lân la gần tổ cá. Chúng tôi biết điều này từ dữ liệu theo dõi cũ và mới từ tàu của chúng tôi. Các tổ nằm chính xác ở vùng nước ấm trồi lên. Đó có thể là sự trùng hợp và cần nghiên cứu thêm, nhưng dữ liệu về hải cẩu cho thấy chúng lặn tới độ sâu của tổ cá và ăn thịt cá băng", Purser cho biết.

Phát hiện hé lộ một hệ sinh thái độc đáo, cung cấp thêm dữ liệu để thành lập một khu bảo tồn biển ở Nam Đại Dương. Nhóm nghiên cứu đang triển khai hai hệ thống camera để theo dõi tổ cá băng cho tới khi tàu nghiên cứu quay trở lại. Họ hy vọng có thể chụp ảnh nhiều lần trong ngày, từ đó tìm hiểu thêm về cơ chế của hệ sinh thái mới phát hiện. Purser chia sẻ, anh đã lên kế hoạch quay trở lại vào tháng 4/2022 để khảo sát đáy biển tại các khu vực phía bắc biển Weddell Sea.

Theo Phys.org
Đăng ngày 15/01/2022
An Khang
Khoa học

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 14:55 28/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 14:29 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 12:07 23/09/2023

Bệnh nấm và ký sinh trùng trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt có giá trị thương mại quan trọng (Nguyen et al. 2019). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm này đã dẫn đến các hậu quả liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra (Suanyuk và Dangwetngam 2014).

Tôm càng xanh
• 12:04 18/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:18 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:18 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:18 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:18 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:18 28/09/2023