Bột đậu nành lên men tăng đáp ứng miễn dịch của tôm

Một nhóm các nhà khoa học Đài Loan đã có một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả bổ sung bột đậu nành lên men và đối với đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Bột đậu nành lên men tăng đáp ứng miễn dịch của tôm
Bột đậu nành lên men tăng đáp ứng miễn dịch của tôm. Ảnh: internet

Bột đậu nành lên men là một lựa chọn tốt nhằm thay thế cho bột cá (fish meal - FM) trong khẩu phần với 37% protein và 7% hàm lượng lipid. Mức thay thế tối đa của bột cá trong khẩu phần thức ăn tôm với bột đậu nành và bột đậu nành lên men lần lượt là 37,42% và 61,67%, dựa trên hiệu quả sử dụng thức ăn (feed eficiency). Vi khuẩn Lactobacillus spp cùng với bột đầu nành lên men có thể là một nguồn protein tiềm năng sử dụng như là một thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn cho tôm.

bột đậu nành lên men, lên men bột đậu nành, bột đậu nành trong thủy sản, thức ăn cho tôm, nguyên liệu thức ăn tôm

Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh hiệu quả của sự thay thế một phần bột cá bột cá (FM) bằng bột đậu nành thương mại (SBM) hoặc bột đậu nành lên men với Lactobacillus spp (FSBM) đối với tình trạng oxy hóa và những phản ứng miễn dịch không đặc hiệu đối với tôm thẻ trắng Litopenaeus vannamei.

Thí nghiệm

Một chế độ ăn hoàn toàn bằng bột cá được sử dụng làm đối chứng (ĐC). Cùng với hai chế độ ăn thử nghiệm khác nhau bao gồm: 25% protein từ bột cá sẽ được thay bằng bột đậu nành (SMB) và bột đậu nành lên men Lactobacillus spp (FSBM).Thí nghiệm được cho ăn với 3 nhóm tôm (0,63 ± 0,01 gram) tương ứng với 3 chế độ ăn khác nhau trong hệ thống nuôi tuần hoàn trong thời gian 12 tuần.

Kết quả:

Nhóm tôm ăn thức ăn SBM có giá trị chất phản ứng thiobarbituric trong gan cao nhất, tiếp theo là nhóm ăn với FSBM và thấp nhất trong nhóm đối chứng.

Hoạt tính của superoxide dismutase trên gan đạt cao nhất trong nhóm đối chứng, theo sau là nhóm ăn với FSBM và thấp nhất ở nhóm tôm ăn SBM.

Tổng số tế bào máu, tế bào hyaline, tế bào bán hạt và số lượng tế bào dạng hạt cao nhất trong nhóm đối chứng, tiếp theo là nhóm ăn FSBM và thấp nhất ở nhóm ăn SBM.

Hoạt tính phenoloxidase huyết thanh cao hơn trong nhóm đối chứng và nhóm ăn FSBM so với nhóm tôm ăn với SBM.

Kết luận

Kết quả cho thấy thay thế 25% protein bột cá bằng bột đậu nành lên men Lactobacillus spp. sẽ làm tăng đáng kể đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và giảm oxy hoá trong tôm thẻ chân trắng. Một hướng đi mới nhằm thay thế nguồn nguyên liệu đang ngày càng khan hiếm là bột cá và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Báo cáo trên: Sciencedirect

Đăng ngày 12/10/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:01 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 12:01 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 12:01 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 12:01 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 12:01 19/01/2025
Some text some message..