Cứu hộ thành công, thả rùa biển về đại dương

Chiều nay 9-3, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị này vừa cứu hộ thành công cá thể rùa biển - đồi mồi, sau đó đã thả ngay về

con đồi mồi
Cá thể đồi mồi nặng 24 kg được ngư dân phát hiện.

Trước đó, vào lúc 11 giờ ngày 7-3, trong lúc đang vớt rong câu và lặn hầu tại khu vực Cồn Tè, thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà), chị Nguyễn Thị Nghẹt và anh Phạm Ái phát hiện được một cá thể rùa biển bị trôi dạt vào bờ. Hai người đã đưa cá thể rùa này về nhà chăm sóc, đồng thời báo chính quyền và cơ quan chức năng biết.

Theo TS Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, cá thể rùa biển này thuộc loài đồi mồi, nặng 24 kg, chiều dài toàn thân 75 cm, bề rộng 40 cm. Sức khỏe rùa lúc kiểm tra tốt, chỉ bị xước nhẹ ở vây chèo trái. Mặc dù được nhiều người trả giá cao nhưng anh Ái vẫn không bán và chờ cơ quan chức năng giải quyết.

TS Nguyễn Quang Vinh Bình cho biết thêm, sau khi nhận tin báo, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên - Huế có mặt kịp thời cùng với chính quyền địa phương giải thích, vận động ngư dân biết đây là loại động vật quý được pháp luật bảo vệ và anh Ái hoàn toàn đồng ý với phương án thả cá thể đồi mồi trở lại với biển.

Cá thể đồi mồi này có vẩy sừng màu gụ, vân gạch, có năm tấm lưng, bốn vẩy bên đối xứng, 12 vảy bên nhọn, chỉ phát hiện thấy một móng vuốt ở tay chèo, cổ dài, bụng màu vàng nhạt, giống cái, mức độ nguy cấp bậc EN.

Tối 7-3, chính quyền xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) và Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đã phối hợp đưa ra chú rùa biển ra cửa biển để thả về với đại dương.

Được biết, nhiều lần Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế đã vận động ngư dân, cứu hộ thành công và thả lại rùa biển ngay trong ngày sau khi phát hiện. Hành động của anh Ái và chị Nghẹt rất đáng được cơ quan, ban ngành nêu gương, khen thưởng.

đồi mồi

cá thể đồi môi
Tiến hành đưa cá thể đồi mồi về đại dương trong đêm 7-3.
Báo Nhân Dân, 09/03/2014
Đăng ngày 10/03/2014
Công Hậu
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 19:52 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 19:52 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 19:52 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:52 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 19:52 26/12/2024
Some text some message..