Nước ngầm "kêu cứu"

Nếu cứ tùy tiện khai thác để phục vụ nuôi trồng thủy sản như thời gian qua, nguồn nước ngầm của Cà Mau sẽ ô nhiễm trầm trọng và đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

nước ngầm Cà Mau
Nhà máy nước nối mạng tập trung được đầu tư xây dựng tại TP.Cà Mau - Ảnh: Chí Tín

Khai thác bừa bãi

Theo điều tra của Trung tâm thông tin Tài nguyên và môi trường Cà Mau, toàn tỉnh hiện có 4 tầng nước ngầm trong đất liền, với độ sâu từ 58 - 280 m và 1 tầng nước ở đảo Hòn Khoai với độ sâu 30 m. Tuy nhiên, nước ngầm ở độ sâu từ 0 - 40 m đã bị nhiễm mặn; trong khi đó, độ sâu mà người dân khai thác để lấy nước sinh hoạt thường từ 80 - 150 m và từ 220 - 250 m để phục vụ sản xuất. Mới đây, Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) công bố giai đoạn 1 dự án nghiên cứu về “Sự sụt lún đất của bán đảo Cà Mau”. Kết quả cho thấy từ năm 1998 - 2013, mực nước ngầm hạ từ 10 - 20 m trong những địa tầng, tốc độ sụt lún mặt đất từ 30 - 80 cm. Dự báo trong 25 năm tới, tốc độ sụt lún sẽ tăng lên 90 - 150 cm và từ 120 - 210 cm trong 50 năm tới. Với tốc độ khai thác nước ngầm như hiện nay, trung bình mỗi năm, Cà Mau bị sụt lún từ 1,9 - 2,8 cm.

Thời gian qua, nông dân Cà Mau mở rộng diện tích nuôi tôm, gây tác động mạnh đến môi trường. Hệ thống bờ bao chưa hoàn chỉnh đã giải phóng lượng phèn trong đất ra nguồn nước; bùn đất nạo vét trong đầm tôm đổ thẳng ra sông làm bồi lấp kênh rạch... Việc người dân tự phát đưa nước mặn vào đất trồng lúa, đất rừng tràm phân tán để nuôi tôm, trong khi hệ thống thủy lợi chưa khép kín, chưa chủ động được nguồn nước ngọt trong những đợt hạn hán, đã làm cho nước mặn lan sâu vào nội địa.

Vào mùa nắng, khi độ mặn nước sông, kênh rạch cao hơn mức bình thường, người nuôi tôm ở Cà Mau thường “thủ” sẵn từ 1 - 2 giếng  khoan để lấy nước ngọt pha vào vuông nuôi tôm. Anh Nguyễn Minh Sinh (ngụ xã Lợi An, H.Trần Văn Thời), một thợ khoan giếng lâu năm, cho biết: “Hiện có nhiều giếng khoan xong nhưng không sử dụng được, do không tìm thấy mạch nước ngầm, hoặc khoan đến độ sâu trên 100 m mà nước vẫn còn mặn. Chúng tôi đành phải bỏ lỗ khoan đó tìm đến vị trí khác”. Chính việc người dân thiếu ý thức, cứ khoan giếng vô tội vạ rồi bỏ không khiến cho nguồn nước ô nhiễm trên mặt đất có điều kiện xâm nhập vào mạch nước ngầm.

Sử dụng bền vững

Theo tiến sĩ Võ Thành Danh, Trường ĐH Cần Thơ, các tầng nước ngầm đã có từ rất lâu, gắn với lịch sử hình thành và phát triển ĐBSCL. Nếu không quản lý việc khai thác, thì hậu quả trước mắt là thiếu nguồn nước sử dụng; còn về lâu dài có thể mất cả triệu năm mới hồi phục được lượng nước ngầm đã mất. Ở Cà Mau vào mùa khô, mực nước ngầm đã tụt xuống; càng khai thác, các “túi nước” càng cạn kiệt và tạo thành dòng chảy thông nhau. Nếu một “túi” nào đó bị ô nhiễm hoặc nhiễm mặn thì sẽ lây sang nhiều túi khác và không thể sử dụng được.

Các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân vùng nông thôn Cà Mau khoan giếng nước - Ảnh: Chí Tín
Các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân vùng nông thôn Cà Mau khoan giếng nước - Ảnh: Chí Tín

Giải pháp cần tiến hành hiện nay là trám, lấp lại các giếng nước bị hư hỏng để khắc phục tình trạng ô nhiễm; hạn chế khai thác giếng lẻ; có kế hoạch cung cấp và khai thác nước theo địa bàn; nghiêm cấm các hộ vùng ngọt hóa khai thác tầng nước mặn để phục vụ nuôi trồng thủy sản... Sở TN-MT Cà Mau đã lập dự án “Đánh giá hiện trạng khai thác và lập quy hoạch sử dụng nước dưới đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, UBND tỉnh cũng tổ chức thực hiện đề án quản lý nước ngầm của tỉnh từ năm 2007. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực và kinh phí, nên Cà Mau chỉ mới quản lý nguồn nước ngầm ở ven bờ; còn ngoài khơi vẫn chưa có khả năng vươn tới.

Cũng theo các nhà khoa học, nếu không nhanh chóng đề ra biện pháp đối phó, sự sụt lún có thể gây nhiều khó khăn cho Cà Mau trong thời gian tới. Các địa phương cần có kế hoạch giảm dần dần và tiến đến dừng hoàn toàn việc bơm nước ngầm, đồng thời tìm nguồn nước sạch khác thay thế, chẳng hạn như tái sử dụng nguồn nước từ các kênh, rạch... để phục vụ người dân. 

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 27/07/2013
chí tín
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 11:16 12/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 11:16 12/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 11:16 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 11:16 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 11:16 12/01/2025
Some text some message..