Thoát nghèo "nhờ"... ốc

Thời gian gần đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước nhằm khai thác hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp, xã Ngọc Vừng, Vân Đồn, Quảng Ninh đã tập trung nuôi trồng thủy sản nói chung và nhuyễn thể nói riêng theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Trong đó, nuôi ốc - một nghề truyền thống của địa phương đang dần được khẳng định là nghề mũi nhọn ở xã đảo tiền tiêu này.

nuôi ốc
Với bà con Ngọc Vừng, nuôi ốc đang là hướng đi giúp họ thoát nghèo.  Ảnh: Hoàng Quỳnh

Hướng đi mới của đảo Ngọc

Xã đảo Ngọc Vừng rộng khoảng 40km2, cách trung tâm huyện Vân Đồn gần 50km về phía Tây Nam, nằm giữa quần thể vịnh Bái Tử Long. Với đặc thù có nhiều vùng nước mở, bãi triều và đảo nhỏ, các vũng vịnh kín gió nên rất thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy sản. Chưa kể nước biển ở đây tương đối sạch và lưu thông tốt, đáy biển lại có nhiều bãi cát trắng. Tận dụng điều kiện tự nhiên lý tưởng này, xã đã đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống khai thác và nuôi trồng thủy sản từ lâu đời.

Ốc là loài nhuyễn thể dễ nuôi, lớn nhanh, tỷ lệ sống và thích ứng với môi trường tốt, phù hợp với thị trường bình dân nên được nhiều địa phương ở Quảng Ninh nuôi thành công và cho hiệu quả kinh tế cao. Không những thế, mô hình nuôi ốc đá có thể tận dụng nguồn thức ăn và bãi nuôi trồng tự nhiên nên tiết kiệm được một nguồn chi phí đáng kể cho bà con. Bình quân mật độ thả nuôi ốc tốt nhất là 1kg ốc thương phẩm/10 mét vuông. Cứ khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch ốc thành phẩm và đầu ra rất dễ dàng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết: "Trên toàn xã Ngọc Vừng, nguồn sống chính của người dân là nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ốc đá, ốc màu. Ban đầu, nuôi ốc theo hướng tập trung chỉ được thí điểm ở một số hộ, nhưng đến nay trên toàn xã có tới 80% hộ dân cư sinh sống bằng nghề nuôi ốc.

Thực ra, nuôi ốc đá ở đây đã có từ xa xưa, nhưng bà con nuôi theo kiểu tự phát hoặc khai thác tự nhiên chứ chưa thực sự chuyên nghiệp. Sau khi được sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi quyết định tập trung phát triển nghề nuôi ốc một cách bền vững. Bà con được hỗ trợ 100% con giống, được tập huấn hướng dẫn nuôi ốc đá. Huyện cũng đã giao quyền sử dụng diện tích mặt nước bãi triều để nuôi ốc đá và ốc màu cho các hộ dân xã đảo".

Anh Nguyễn Văn Ngãi, thôn Ngọc Nam, xã Ngọc Vừng cho biết: "Tôi là một trong những hộ áp dụng mô hình nuôi ốc đầu tiên của xã. Ngày xưa, người dân chúng tôi chủ yếu bắt ốc tự nhiên, cứ có là bắt chứ không nghĩ đến hướng nuôi lâu dài. May nhờ Nhà nước hỗ trợ giống và phương pháp kỹ thuật nuôi nên giá trị sản lượng ốc tăng lên đáng kể. Sản lượng tăng mà dường như người nuôi không mất quá nhiều công sức. Bà con chỉ việc thả ốc xuống bãi đã được quây sẵn hai đầu bãi đá, chúng tự kiếm thức ăn từ các sinh vật tự nhiên tồn tại trong nước biển. Sau vài tháng là có thể cho thu hoạch, ốc được nuôi gối lên nhau, mẻ này thu hoạch xong thì mẻ khác đang lớn hoặc vừa thả nuôi".

Những mong ước còn bỏ ngỏ

"Ban đầu, gia đình tôi chỉ dám đầu tư vài trăm mét vuông bãi triều nuôi ốc đá. Sau mấy tháng thả nuôi, tôi đã thu lãi vài triệu đồng. Nhận thấy việc nuôi ốc không hề tốn kém, không mất nhiều thời gian chăm sóc mà lại cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư gần 10.000 mét vuông bãi triều nuôi ốc đá; mỗi năm thu lãi hơn 50 triệu đồng" - ông Nguyễn Thế Thảo, ở thôn Ngọc Hải, xã Ngọc Vừng phấn khởi chia sẻ.

Toàn xã Ngọc Vừng hiện nay có 105 hộ nuôi trên diện tích hơn 100 héc-ta, sản lượng hằng năm đạt hơn 300 tấn ốc thương phẩm, giá ốc đá trung bình từ 50.000 đồng - 70.000 đồng/kg. Gặp lúc được giá, chúng tôi có thể bán với giá dao động từ 70.000 đồng - 100.000 đồng hoặc hơn, nếu đúng thời kỳ khan hiếm. Ngoài ốc đá, ốc màu thì hàu đang được bà con thả nuôi vì giá trị kinh tế cao. Nuôi trồng dễ, đầu ra của ốc cũng không hề khó khăn. Cứ có hàng là thương lái gom hết, nguồn tiêu thụ chủ yếu ở huyện Vân Đồn và các vùng lân cận thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả.

Tuy nhiên, theo ông Quảng, dù nuôi trồng ốc bước đầu đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng thiếu định hướng quản lý, quy hoạch khoa học, nên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, như điều kiện môi trường, nguồn nước, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng ốc.

Nuôi ốc dễ và hiệu quả kinh tế cao - điều đó đã được chứng minh trong thực tế, nhưng để phát triển theo hướng hàng hóa bền vững thì quả là bài toán khó đối với người dân Ngọc Vừng. Bởi họ cứ nuôi theo phong trào của địa phương, còn thành công thì trông chờ vào "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Theo cách nói của bà con thì những khó khăn từ môi trường trong quá trình nuôi ốc là những rủi ro họ phải... chịu chứ không có một tổ chức nào đứng ra đảm bảo.

"Điều mong mỏi của chính quyền địa phương và bà con nơi đây là Nhà nước cần nhanh chóng đưa con ốc đá vào danh mục hỗ trợ, đồng thời, giúp bà con mở thêm các lớp tập huấn để người nuôi nắm bắt được các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho ốc; tạo điều kiện cho người dân vay vốn, mượn quỹ đất để mở rộng thêm diện tích nuôi trồng nâng cao thu nhập hoặc khi xảy ra những bất cập trong quá trình nuôi thì họ sẽ được hỗ trợ để khắc phục một phần" - ông Quảng chia sẻ thêm.

Báo Biên Phòng, 11/12/2015
Đăng ngày 15/12/2015
Bảo Hằng
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 17:25 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 17:25 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 17:25 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 17:25 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 17:25 18/10/2024
Some text some message..