Tin vui: Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Úc

Chính phủ Úc vừa đưa thêm 2 mặt hàng tôm ra khỏi Lệnh tạm dừng NK tôm vào nước này. Đây là thông tin vui với ngành tôm Việt Nam, bởi 2 mặt hàng này vốn là những sản phẩm tôm chủ lực của Việt Nam XK sang Úc.

Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Úc
Tôm tẩm ướp được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Úc

Theo Cục Thú y, ngày 29/5, TS Andrew Cupit, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc đã gửi thư cho Cục trưởng Cục Thú y Việt Nam, thông báo về việc Chính phủ Úc quyết định nới lỏng Lệnh tạm dừng NK tôm lần thứ 4.

Theo thông báo nói trên, vào ngày 15/5, dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ an ninh sinh học, GĐ An ninh sinh học của Úc đã quyết định loại trừ tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín (gọi chung là tôm tẩm ướp chưa nấu chín) ra khỏi Lệnh tạm dừng NK tôm.

Theo đó, kể từ ngày 12/7/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc sẽ bắt đầu chấp nhận các đơn đặt hàng nhập khẩu đối với những mặt hàng trên vào nước này với điều kiện đáp ứng nghiêm ngặt các quy định của Úc. Cụ thể, tôm tẩm ướp chưa nấu chín phải được cơ quan có thẩm quyền nước XK chứng nhận sản phẩm tôm không mang vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV) và đáp ứng các yêu cầu trong dự thảo Giấy chứng nhận thú y. Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa khẩu để kiểm tra chứng nhận về thú y đối với tôm tẩm ướp chưa nấu chín: Kiểm tra niêm phong kiểm dịch đối với 100% lô hàng tại nơi đến; lấy mẫu xét nghiệm WSSV và YHV đối với 100% lô hàng.

Như vậy, sau 4 lần thông báo nới lỏng lệnh cấm, Chính phủ Úc đã đưa 7 sản phẩm tôm ra khỏi Lệnh tạm dừng NK tôm, bao gồm: Tôm khô và sản phẩm tôm đựng trong hộp kín được chế biến để có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng; mồi câu đã được chiếu xạ dùng cho thủy sản, làm thức ăn cho cá cảnh và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản; tôm chưa nấu chín có nguồn gốc từ các khu đặc quyền kinh tế của Úc; tôm và thịt tôm có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ của Úc nằm ở bên ngoài đất liền (bao gồm các đảo Chrismas, Cocos - Keeling và Norfolk); tôm tự nhiên chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Úc và xuất khẩu sang Thái Lan để chế biến tại các nhà máy được Cục Thủy sản Thái Lan phê chuẩn sau đó tái xuất sang Úc; tôm chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Úc xuất khẩu sang các nước khác để chế biến và sau đó tái xuất sang Úc; tôm tẩm ướp thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín.

Trong 7 sản phẩm tôm nói trên, đáng chú ý nhất là tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín, bởi trước khi Úc ban hành Lệnh tạm dừng NK tôm (tháng 1/2017), đây là những sản phẩm tôm chủ lực của Việt Nam XK sang nước này. Theo VASEP, trong mấy năm qua, mỗi năm, giá trị XK sang Úc đạt trên 100 triệu USD, với các sản phẩm chủ lực là tôm đã luộc chín hoặc tôm tẩm bột, gia vị (tôm tẩm ướp).

Ngày 31/5, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc đã cập nhật thêm thông tin về các biện pháp quản lý rủi ro chi tiết đối với các sản phẩm tôm tươi tẩm ướp. Theo đó, để có thể XK trở lại vào Úc, các sản phẩm này phải đáp ứng các quy định như sau: Trước khi XK sang Úc, tất cả các lô hàng (sau chế biến) phải được công nhận không có virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng (YHV) dựa trên các biện pháp kiểm tra của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE); sau khi đến Úc, mỗi lô hàng phải trải qua kiểm tra niêm phong và kiểm tra WSSV, YHV tại phòng kiểm nghiệm đã được phê chuẩn như Agrigen, Advanced Analytical Australia (AAA) hoặc Elizabeth MacArthur Agricultural Institute (EMAI); cơ quan thẩm quyền của nước XK cũng phải cung cấp chứng thư thú y mẫu đã điều chỉnh, bao gồm tất cả các chứng nhận y tế theo yêu cầu.

Ngoài ra, tôm tẩm ướp phải đáp ứng các yêu cầu về chế biến đầy đủ. Đó là ít nhất phải bỏ đầu, vỏ và phải đáp ứng: Tẩm gia vị nước (thành phần hương vị nước ướp chiếm không dưới 12% tổng trọng lượng sản phẩm); tẩm gia vị khô (dưới 2% tổng trọng lượng thành phần hương vị trong gia vị ướp là chất lỏng và thành phần hương vị trong gia vị khô phải bao phủ sản phẩm); tẩm gia vị và xiên que (thành phần gia vị khô và ướt phải bao phủ sản phẩm); tẩm gia vị và chế biến đóng gói phục vụ bán lẻ (thành phần gia vị tẩm ướt hoặc khô phải bao phủ sản phẩm). Hoặc ít nhất bỏ đầu, xẻ bướm và đáp ứng các điều kiện đối với gia vị tẩm ướt và gia vị tẩm khô như trên.

Nông NghiệpVN
Đăng ngày 05/06/2017
Sơn Trang
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 06:07 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 06:07 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 06:07 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 06:07 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 06:07 20/05/2024