Trước đây, người nuôi thường sử dụng hóa chất để xử lý bệnh ký sinh trùng, nhưng chúng thường có giá thành cao và không thân thiện với môi trường. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Federal do Rio Grande-Brazil cho thấy, Giấm có thể là giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này.
Bố trí thí nghiệm
Cá đối nhồng có trọng lượng(8.72±0.94cm) và cân nặng(11.52±1.23) được bố trí ngẫu nhiên 7 con/bể. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức lặp lại 3 lần, và nồng độ giấm được bổ sung như sau:
Nghiệm thức |
Mức bổ sung giấm(mg/L) |
Đối chứng |
0 |
T1 |
238 |
T2 |
476 |
T3 |
715 |
Tắm cá trong vòng 1h, sau đó chuyển cá qua bể nước sạch trong 2h. Sau đó sẽ tiến hành thu mẫu phân tích.
Phương pháp phân tích
Mẫu nhớt ở da và mang sẽ được đặt trên lame kính, để khô ở nhiệt độ phòng. Sau đó, nhúng mẫu trong dung dịch AgNO3 và để khô dưới ánh sáng mặt trời(Klein,1958). Dùng phương pháp của Bush (1997) để đánh giá cường độ nhiễm của hai loại ký sinh trùng trên mẫu.
Kết quả
Yếu tố môi trường nước: Không có hiện tượng cá chết ở tất cả nghiệm thức điều trị với giấm, điều này chứng tỏ giấm không gây độc hại cho cá,tuy nhiên, PH và độ kiềm lại giảm từ từ.
Hiệu quả kiểm soát với Trùng mặt trời:
Nghiệm thức |
Mang (%) |
Da(%) |
Đối chứng |
0 |
0 |
T1 |
71.43 |
64.39 |
T2 |
95.51 |
98.04 |
T3 |
99.20 |
99.52 |
Hiệu quả kiểm soát với Trùng loa kèn:
Nghiệm thức |
Mang (%) |
Da(%) |
Đối chứng |
0 |
0 |
T1 |
99.43 |
95.83 |
T2 |
98.04 |
98.9 |
T3 |
99.52 |
99.12 |
Kết Luận: Sử dụng Giấm ở nồng độ 238 mg/L sẽ cho hiệu quả cao nhất trên trùng loa kèn, và 476 mg/L đối với Trùng mặt trời. Điều này chứng tỏ, giấm là một giải pháp hiệu quả, rẻ tiền, giúp tiết kiệm chi phí cho người nuôi.