Âm mưu của thương lái Trung Quốc tại Việt Nam là gì?

Trong khi tình hình biển Đông chưa hết "nóng" thì trên mặt trận kinh tế, thương lái Trung Quốc lại tiếp tục "hành trình" của những phi vụ thu mua tận thu lạ lùng tại Việt Nam. Âm mưu của thương lái Trung Quốc là gì?

thu mua tôm tươi
Thương lái Trung Quốc thu mua tôm tươi nguyên liệu với âm mưu "bôi bẩn" hình ảnh con tôm VN trên thị trường thế giới.

Những thương vụ tận thu lạ lùng

Trong khoảng thời gian 6-7 năm trở lại đây, nhiều phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đã đưa tin, trên cả nước luôn có những hiện tượng thương lái nước ngoài đi đến các vùng miền của nước ta, mượn tay tiểu thương Việt Nam thu mua hàng nông, lâm, thủy hải sản, của nông dân, ngư dân và tiểu thương Việt Nam nói chung với thủ đoạn giăng bẫy trả giá cao khiến nông dân, tiểu thương Việt Nam vì món lời trước mắt mà cắt hết hợp đồng mua bán có truyền thống đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản của các đối tác, doanh nghiệp trong nước.

Đã có một số địa phương, người dân vì hám lợi trước mắt mà tận thu tài nguyên bán cho họ, hoặc là tăng diện tích canh tác loại cây trồng mà thương lái nước ngoài thu mua lên hoặc có trường hợp nhổ trộm cây, vặt trộm lá cây của hàng xóm để thu gom bán cho thương lái nước ngoài.

Trên thực tế, có nhiều vụ thương lái nước ngoài chỉ thu mua hàng hóa trong một thời gian ngắn sau đó lật kèo, ép giá thấp hoặc biến mất, không để lại tung tích. Nông dân, tiểu thương Việt Nam vay mượn tiền ngân hàng, người thân thu gom nông sản, thủy, hải sản với số lượng lớn không biết bán cho ai, lâm vào cảnh nợ nần khốn khó, thiệt hại nặng về kinh tế.

Một số vụ điển hình như: thu mua đỉa, gỗ xưa, gỗ nhội (gỗ trâm) cổ thụ 100 năm tuổi , cà gai ở Quảng Ngãi, thu mua lá điều khô tại Bình Phước rồi đốt, thu mua lá và ngọn sắn ở Hậu Giang, rễ cây hồi ở một số tỉnh phía Bắc, lúa gạo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dừa và các sản phẩm từ quả dừa ở Bến Tre, móng trâu, móng bò, thủy hải sản ở Nha Trang, các nông sản khác như dứa xanh, thu mua chè bẩn ở Hà Giang, Tuyên Quang, thu mua ong bầu ở Nghệ An và Hà Tĩnh, thu mua rễ hồ tiêu ở Gia Lai và hiện nay đang thu mua lá xoài khô ở Khánh Hòa, mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Những bài học còn nguyên giá trị

Câu chuyện dân buôn Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác luôn là chủ đề nóng từ làng quê ra thành thị suốt nhiều năm qua. Danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Họ đã mua không biết bao thứ từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu, phân trâu… Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Nhưng có một thực tế đau lòng là dù cho mua cái gì đi nữa thì cũng chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn rồi các thương lái này lẳng lặng “bỏ của chạy lấy người”, để lại thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam.

Hiện tại chưa thể thống kê được chính xác số lượng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc bởi trong đó có rất nhiều mặt hàng đi theo đường tiểu ngạch, khó quản lý. Liên tục trong những năm qua, đã có không ít doanh nghiệp và nông dân Việt Nam phải nếm trái đắng khi làm việc với các thương lái Trung Quốc. Một chuyên gia kinh tế cao cấp khuyến cáo, người dân nên tỉnh táo, thận trọng trong làm ăn, giao dịch với thương nhân nước ngoài đặc biệt qua hình thức biên mậu (giao hàng rồi mới trả tiền). Vì hình thức thanh toán này chứa đựng nhiều rủi ro.

Thực tế cho thấy, không ít thương lái nước ngoài đã tìm cách kiếm lợi cho mình và đẩy phần thiệt thòi về phía người nông dân, doanh nghiệp Việt Nam. Họ mua hàng và sẵn sàng đẩy giá lên cao gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.

thu mua con banh lông
Thương lái thu mua con banh lông.

Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các chiêu bài “dụ” nông dân tập trung sản xuất loại nông sản đó dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ. Tiếp đó, các thương lái sẽ ép giá và mua rẻ…Một ví dụ nữa là khi nông sản của người dân vào chính vụ, nông dân dồn hàng đưa lên biên giới để xuất sang Trung Quốc. Tại đây, các thương lái sẽ bày ra trò kiểm dịch, nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả.

Điển hình như gần đây, thương lái Trung Quốc thu mua tôm tươi nguyên liệu. Họ sẵn sàng mua tôm nhỏ loại 150 con/kg, rồi bơm chích tạp chất, xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu để tình trạng này kéo dài một thời gian, con tôm Việt Nam sẽ chịu tiếng mang lời, khách hàng chê bai về chất lượng, hình ảnh con tôm Việt Nam sẽ xấu đi, thị trường sẽ bị rối loạn.

Một khi con tôm Việt Nam bị mang tiếng là chất lượng thấp thì rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu. Cho nên, người nuôi tôm hết sức cảnh giác khi gặp thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua tôm tươi với giá hấp dẫn, dễ dãi không cần kiểm tra chất lượng cũng như kích cỡ. Có chút lợi trước mắt nhưng sẽ chuốc cái hại về sau.

Thương lái Trung Quốc còn đi tận thu các loại nấm, trong đó có cả nấm độc. Họ mua nấm độc để làm gì đố ai biết. Dân mình cũng chẳng cần biết, thấy có tiền là đua nhau lên núi đào bới nấm độc bán cho họ, mặc dù đã được cảnh báo có những loại nấm rất độc như nấm hòm.

Có nhiều loại thực phẩm từ Trung Quốc nhập lậu ào ạt vào Việt Nam không rõ nguồn gốc, không bao bì nhãn mác. Ai biết được trong các loại thực phẩm đó, liệu có được pha chế một ít thành phần nấm độc hay không? Dân mình bán nấm độc cho họ, không chừng họ lại bán ngược lại cho mình qua một loại thực phẩm khác. Mình tự hại mình là như vậy.

Và nhiều loại khác như lá dừa, mỡ lợn, đỉa… Có nhiều thứ chưa hiểu họ mua với mục đích gì, nhưng trong tình hình hiện nay, mọi sự cảnh giác đối với Trung Quốc đều không thừa.

Các chuyên gia cho rằng nếu người dân cứ tiếp tục buôn bán với người Trung Quốc theo kiểu manh mún nhỏ lẻ như hiện nay, thì sẽ luôn bị dồn vào thế yếu. Còn thương nhân Trung Quốc sẽ giành thế chủ động, thao túng thị trường Việt Nam. Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Việc nhiều thương lái Trung Quốc tìm mọi cách thu mua nông, thủy hải sản, sẽ gây bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước về lâu về dài. Bởi, doanh nghiệp của chúng ta sẽ không có hàng để xuất khẩu và dần dần sẽ mất bạn hàng. Người dân cũng phải tỉnh táo với chiu trò mua hàng giá cao của các thương lái Trung Quốc vì đây là hành vi không bình thường và thực tế đã chứng minh thương lái Trung Quốc đã nhiều lần giăng “bẫy” để người dân chúng ta bước xuống. Nếu không cẩn thận, người dân lại sẽ bị sập bẫy”

Người đưa tin, 24/05/2014
Đăng ngày 25/05/2014
An Nhiên (Tổng hợp)
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:22 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 11:22 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:22 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 11:22 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 11:22 26/12/2024
Some text some message..