An Giang: Cần bảo tồn và phát triển các loài thủy sản

Cuối tháng 10-2015, chúng tôi cùng đoàn thẩm định dự án Quỹ Kuwait xuất phát từ bến tàu Khách sạn Victoria Châu Đốc đi ngược dòng sông Hậu (sông Mê Kông) về phía thượng nguồn tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây.

làng bè
Làng bè trên sông

Trước tiên, chúng tôi cập bến khu nhà nổi chuyên nuôi cá lồng trên sông. Đây là một khu tập trung chuyên nuôi cá lồng bè của trên dưới trăm hộ  dân, cả nhà họ sinh sống cùng lồng cá, đối với họ lồng bè cá là cả một cơ nghiệp. Nhà được chia làm hai phần, phía trong là một phòng để ở, phía ngoài là cửa hàng bán các đồ lưu niệm cũng như các sản phẩm thủ công của dân địa phương, chủ yếu phục vụ khách du lịch. Một lồng cá tùy theo kích thước lớn nhỏ, một vụ có thể cho sản lượng từ vài tấn đến hàng chục tấn cá các loại. Chi phí nuôi cá, gồm: Tiền đầu tư làm lồng bè và nhà nổi ban đầu, tiền mua cá giống, tiền mua thức ăn cho cá, tiền mua thuốc trị bệnh và tắm cho cá, tiền mua công cụ và máy nghiền thức ăn, máy sục ô-xy cho cá… Một vụ cá nếu nuôi thành công có thể mang lại lợi nhuận vài trăm triệu đồng cho chủ lồng, còn thất bại cũng lỗ tới vài trăm triệu, vài vụ lỗ là mất tới cả tỷ đồng. Những rủi ro có thể gặp: Không theo dõi để kịp sục ô-xy cho cá đúng lúc làm cá chết, không nắm được các loại bệnh của cá hoặc không biết cách tắm cho cá làm cá lớn chậm hoặc chết, đến vụ thu hoạch không có sẵn đầu ra nên cá rớt giá… Tuy nhiên, người nuôi cá khắc phục bằng cách ký hợp đồng trước với công ty để họ trợ giúp tiền mua thức ăn và chủ động đầu ra. Giá mua cá của công ty bảo đảm người nuôi cá có đủ lãi và nếu trả thấp, người nuôi cá có quyền bán thẳng ra thị trường… hoặc họ sẽ chế biến cá khô, làm cá hộp hoặc sẽ chọn những giống cá có giá trị kinh tế cao như cá bố mẹ đem về ép để sản xuất con giống nuôi… Chúng tôi thấy mô hình này nhân rộng và phát triển rất tốt, vì rõ ràng nuôi cá mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa và khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì luôn sẵn có sông nước.

Chúng tôi thấy một chiếc xuồng có những thiết bị đánh cá bằng xung điện. Khi xuồng của anh ta đến gần, chúng tôi đã lên tiếng đề nghị anh đừng đánh bắt nữa, vì anh có thể bắt được 1 con nhưng giết chết 10 con khác, hơn nữa còn hủy hoại môi sinh, môi trường của dòng sông.... Nhưng tất cả đều vô nghĩa !!! Anh ta vẫn cứ lầm lũi chích điện. Sản phẩm của anh trước mắt chúng tôi là những con cá bé bằng ngón tay đến những con cá to bằng bàn tay... To hay nhỏ, anh ta bắt hết không chừa một con nào!

Người dân địa phương cho biết: Cách đây khoảng 2 năm, thời điểm này là mùa nước nổi, mực nước cao hơn  bây giờ hàng mét nước, người dân không phải đi chích điện như thế này, mà chỉ cần căng tấm lưới ra cũng bắt được rất nhiều cá, đặc biệt là cá linh, nhưng bây giờ đó chỉ là ước mơ. Một số người dân địa phương bức xúc: Nếu không biết bảo tồn các loài cá hiện có của sông Mê Kông này và với cách khai thác tận diệt bằng chích điện thì chẳng mấy chốc sông này sẽ thành sông chết!  Nó chết một phần vì đầu nguồn họ chặn xây thủy điện nhưng phần nữa là chính chúng ta không biết để bảo tồn, duy trì và phát triển trước thực tế đổi thay của hoàn cảnh.

Lên bờ, chúng tôi đem câu chuyện trên kể lại cho những người khách và nhân viên đang có mặt tại lễ tân khách sạn nghe, họ cho biết chính quyền đã có quy định cấm đánh bắt cá bằng xung điện từ lâu, nhưng hàng ngày vẫn thấy một số người bơi xuồng qua lại đánh bắt cá bằng xung điện ở ngay bờ sông phía trước khách sạn. Chúng tôi chợt nghĩ, trước thách thức to lớn của biến đổi khí hậu, như nhiệt độ tăng của hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng do nhiệt độ nóng lên của Trái Đất, thách thức của việc tăng dân số và thiếu việc làm... là những vấn đề rất đáng quan tâm và cần có giải pháp hữu hiệu. Song, việc cần làm ngay là thực thi nghiêm túc các biện pháp bảo tồn, duy trì và phát triển các loài thủy sản truyền thống sẵn có của dòng sông Mê Kông, trong đó tập trung thực hiện nghiêm các quy định đã có một cách đồng bộ và toàn diện từ khâu tuyên truyền giáo dục đến kiểm tra giám sát việc thực hiện, thậm chí áp dụng các biện pháp cứng rắn để răn đe các trường hợp cố tình vi phạm…

Báo An Giang, 05/11/2015
Đăng ngày 05/11/2015
Quỳnh Anh
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 07:46 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 07:46 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 07:46 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 07:46 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 07:46 18/01/2025
Some text some message..