Ấn tượng Harubang Hàn Quốc

Từ yếu tố truyền thống được xây dựng một cách khoa học, tượng đá Harubang nay trở thành hình ảnh giá trị cho du lịch xứ sở kim chi - một nét văn hóa và cũng là món quà để du khách háo hức mua về.

Tượng harubang trên đảo Jeju
Tượng harubang trên đảo Jeju - Ảnh: Lê Hòa

Và câu chuyện du khách bỏ USD để mua… đá từ ngành du lịch Hàn Quốc có lẽ đã trở thành kinh nghiệm cho ngành du lịch thế giới. 

Với du lịch Hàn Quốc, bất cứ miền đất nào bạn đặt chân đến, dù là bãi biển, đảo, các địa danh nổi tiếng, những giá trị văn hóa luôn được kể song hành cùng vẻ đẹp của tự nhiên. Một trong những nét tiêu biểu đó là Harubang, biểu tượng mà bạn có thể gặp ở bất cứ nơi đâu trên xứ Hàn.

Lần đầu tới thăm quan đất nước Hàn Quốc, đa số khách ngoại quốc đều ấn tượng với hình ảnh Harubang - tượng đá hình người. Trên xứ sở này, Harubang có mặt ở khắp mọi nơi từ đền chùa, bãi biển, trường học hay các công viên… Những năm gần đây, mỗi chuyến du lịch đến xứ kim chi, du khách vẫn háo hức với bức ảnh chụp cùng tượng đá Harubang cỡ lớn hay món quà nhỏ xinh - tượng Harubang được gọt từ đá với hình thù độc đáo.

Trong nền du lịch Hàn Quốc, sự phát triển của hệ thống nhà hàng mang tên Harubang với biểu tượng ông già đá là logo chính cũng được coi là một điểm nhấn đáng kể. Ngoài ra, trên các trang web văn hóa, du lịch Hàn Quốc, du khách có thể dễ dàng tìm thấy lời giới thiệu về Harubang cùng những câu chuyện văn hóa độc đáo xung quanh. Thật sự, Harubang vốn là hình ảnh văn hóa truyền thống nhưng đã trở thành bài học đáng quý về kinh nghiệm phát triển ngành du lịch của “đất nước hoa anh đào trắng”.

Jangseung vốn là cột đo cây số được đục nạo hình mặt người. Khoảng hơn 200 năm trước khi Saman giáo vẫn là tôn giáo chính trên xứ sở Cao Ly, người dân tập trung niềm tin vào một số vị “thần hộ mệnh”. Khi ấy, jangseung được dùng từ ý tưởng của từ "jangsaeng bulsa" - với tinh thần “live long and never die” (tạm dịch “sống lâu và bất tử”).

Tại các ngôi làng ở nông thôn, đặc biệt những làng chài ven biển, người dân thường đặt jangseung theo cặp trên con đường chính dẫn vào mỗi làng. Người Hàn vẫn coi jangseung là những vị thần hộ mệnh trừ bệnh tật hiểm họa và mang lại hạnh phúc cho dân làng.

Cũng theo sự phát triển của thời gian, jangseung có thể được dựng từ nhiều loại chất liệu khác nhau như tre, gỗ hoặc đá. Bởi jangseung ở mỗi địa phương đóng vai trò, giữ một niềm tin khác nhau, do vậy có sự khác nhau trong nguyên liệu dựng cũng như vị trí đặt.

Điều chung nhất về jangseung có lẽ là sự biểu lộ cảm xúc từ nét khắc trên khuôn mặt. Người dân xứ Cao Ly quan niệm biểu hiện dữ dội trên khuôn mặt “vị thần hộ mệnh” sẽ đem đến nỗi sợ hãi cho ma quỷ. Do vậy tượng jangseung thường mang hình mặt người méo mó, nổi bật nhất ở đôi mắt lồi và răng nanh. Ngoài ra còn có thể có mũi phồng có hình củ hành hoặc khoai tây và luôn đội mũ.

Một số câu chuyện kể khiến người dân tin rằng các vị thần này có khả năng bảo vệ làng mạc khỏi những bất hạnh như bệnh tật hay thiên tai, đem đến vụ thu hoạch tốt và sự bình yên cho con cái.

Tượng Harubang

Tượng Harubang trên đảo Jeju - Ảnh: Lê Hòa

Tượng Harubang trong trường đại học

Biểu tượng Jangseung trong Trường Đại học Ulsan - Ảnh: D.Nguyễn

Trên mỗi vùng miền đất nước jangseung lại được gọi với những tên gọi khác nhau, tùy theo quan niệm và truyền thống của người địa phương, như halabugi, halmunidangsan, chunha daejanggun, susal hay soosal... Một số tên khác như beoksu ở vùng yeongnam, harabeoji ở Honam - Seoul, hoặc Harubang ở đảo Jeju.

Biểu tượng văn hóa du lịch độc đáo

Khi nhắc đến Hàn Quốc, đảo Jeju có lẽ là địa danh quen thuộc mà bất cứ vị khách yêu thích du lịch Đông Á nào cũng biết. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo như người cá, thăm làng truyền thống… hình ảnh đảo ngọc Jeju còn ghi dấu với du khách bởi hình ảnh của... đá.

Đá có mặt khắp mọi nơi, đủ các loại đá với hình thù độc đáo, có thể được kiến tạo bởi con người hoặc tự nhiên. Và Harubang vốn là tên gọi riêng của người dân đảo Jeju dành cho vị thần hộ mệnh làng ven biển xưa. Nhưng với sự phát triển của du lịch hòn đảo ngọc này, Harubang được nhắc đến như một biểu tượng văn hóa du lịch độc đáo, được dùng để gọi tên cho “tượng đá mặt người” khắp nơi trên đất nước Hàn.

Harubang là gọi tắt của dol-harubang (dol theo tiếng Hàn có nghĩa là đá, Harubang được hiểu là ông/ông già). Harubang cơ bản mang ý nghĩa và quan niệm như mọi Jangseung trên khắp đất nước Hàn Quốc, nhưng được làm từ đá đen, với đủ các kích thước lớn nhỏ. 

Khuôn mặt “ông già đá Harubang

Khuôn mặt “ông già đá Harubang” tại chùa cổ Haedong Yongkungsa (Busan) - Ảnh: Cao Nguyễn Khoa Nam

Harubang nhỏ được bày bán tại làng cổ Seongsan

Harubang nhỏ được bày bán tại làng cổ Seongsan - Ảnh: Budgettravel2korea

Harubang có mặt tại các bãi biển du lịch, chùa chiền, công viên hay khuôn viên trường đại học… Bất cứ địa danh du lịch nổi tiếng nào như bãi biển Haeundae, Gwangalli (Busan), chùa cổ Haedong Yongkungsa (Busan), công viên Grand Park (Seoul), làng truyền thống Yangdong (Gyeongju), đảo Jeju, đảo Nami… đều có mặt các ông già đá Harubang canh giữ. 

Những món quà lưu niệm dễ thương mang đầy tính biểu tượng của Hàn Quốc

Những món quà lưu niệm dễ thương nhưng mang đầy tính biểu tượng của Hàn Quốc - Ảnh: Koreaholic

Nhiều năm nay, Harubang cỡ nhỏ được xem là thành công lớn của ngành du lịch xứ Hàn. Bởi chỉ đơn giản từ đá, được đục nạo nhỏ xinh, truyền theo những câu chuyện và ý nghĩa văn hóa, Harubang đã trở thành biểu tượng của sức khỏe, thịnh vượng, thành đạt và sum vầy con cái. Cũng vì thế, Harubang là món quà mà bất cứ khách du lịch nào tới thăm bán đảo Hàn Quốc đều tìm mua làm kỷ niệm.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 19/09/2012
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 12:41 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 12:41 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 12:41 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 12:41 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 12:41 18/11/2024
Some text some message..