Ảnh hưởng của Ammonia-N đối với tôm ở cấp độ phân tử

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của nồng độ ammonia khi vượt quá ngưỡng cho phép đến sức khỏe của tôm ở cấp độ phân tử. Qua đó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cơ chế tác động của Ammonia đối với tôm nuôi.

Ảnh hưởng của Ammonia-N đối với tôm ở cấp độ phân tử
Tôm trong thí nghiệm

Ammonia là một trong những khí độc tồn tại trong môi trường nước có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của tôm. Các trường hợp ao tôm bị thiệt hại nghiêm trọng do các khí độc gây ra là không hiếm thấy tại Việt Nam. Trong đó, Ammonia là một loại khí độc phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Tuy nghiên các nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế tác động của chúng vẫn còn rất hạn chế tại nước ta.

Là chất khí nên rất dễ hòa tan vào nước. Ammonia tồn tại trong nước ở hai dạng: NH3 (không ion hóa) và NH4+ (ion hóa) hay còn gọi là tổng Ammonia (TAN). Tỷ lệ Ammonia không ion hóa có trong nước phụ thuộc vào pH và nhiệt độ theo mối quan hệ tỉ lệ thuận. Trong đó, Ammonia ở dạng khí (NH3) có mức độ gây độc cao hơn so với dạng ion (NH4+) do xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua đường mang và tấn công thẳng vào tế bào của động vật thủy sản.

Nhiệt độ( oC)

pH

20

25

30

35

7,0

7,8

8,0

8,2

9,0

0,22

1,36

2,15

3,36

17,98

0,31

1,95

3,05

4,75

23,94

0,44

2,74

4,28

6,61

30,88

0,62

3,81

5,91

9,05

38,58

Phương pháp nghiên cứu

Ảnh hưởng của nồng độ Ammonia (các hàm lượng 0.07; 2.0; 10.0 và 20.0 mg/L) trên mạng lưới điều hòa miễn dịch thần kinh đã được điều tra trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vanamei.

Kết quả cho thấy Ammnia-N ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh, đường truyền tính hiệu trong tế bào bạch cầu và và gây ra phản ứng miễn dịch trên tôm.

Nồng độ amine sinh học (dopamine, noradrenaline, 5-hydroxytryptamine) trong các nhóm tôm tiếp xúc với Ammonia từ 2.0 mg/L trở lên tăng đáng kể trong vòng 12 giờ. Gen biểu hiện của enzyme guanylyl cyclase (xúc tác chuyển hóa năng lượng tôm) tăng đáng kể từ 3 giờ đến 24 giờ.

Sự biểu hiện gen receptor adrenergic D4 và dopamine α2 (là gen có vai trò quan trọng liên quan đến việc điều hòa hệ thần kinh tôm) cũng giảm đáng kể trong vòng 12 giờ ở các nhóm tiếp xúc với Ammonia.

Calmodulin (CaM) là một protein vận chuyển canxi trung gian đa chức năng ở tất cả các tế bào động vật. Hai gen cAMP, cGMP giúp kích thích việc sản sinh các bạch cầu trung tính trong máu. Các gen cAMP, cGMP và Calmodulin (CaM) tăng đáng kể trong các nhóm tôm tiếp xúc với Ammonia sau 3 giờ.

Kappa B giữ vai trò quan trọng trong việc mã hóa protein và Alpha 2 macroglobulin đóng vai trò như một chất chống oxy hoá có biểu hiện tăng mạnh và đạt đến giá trị tối đa lúc 6 giờ khi tiếp xúc với Ammonia. Trong khi đó, tổng số hemocyte, hoạt tính kháng khuẩn trong các nhóm tôm xử lý NH3 đã giảm đáng kể trong vòng 48 giờ. Các hoạt động phenoloxidase tăng nhẹ. Sau đó đã giảm đáng kể khi lên đến 48 giờ.

Việc biểu hiện tăng mạnh đạt giá trị tối đa sau 6h tiếp xúc với Ammonia của các gen này cho thấy rằng các chất thần kinh chính yếu và hệ thống thần kinh trong cơ thể tôm đã thích ứng với việc tiếp xúc với Ammonia-N và gây ra phản ứng miễn dịch trên tôm. Điều này có thể được nghiên cứu sâu hơn nữa để ứng dụng trong việc phòng và trị bệnh cho tôm nuôi.

Đăng ngày 04/03/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 04:19 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:19 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 04:19 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:19 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:19 06/11/2024
Some text some message..