Bà nội trợ dễ bị hớ với mác hàng quê

Chịu chi 150.000 đồng để sở hữu con cá lóc đồng 1,5 kg nhưng về nhà, chị Oanh, quận Bình Thạnh phát hiện đây là cá nuôi, giá chỉ 60.000 đồng một kg.

Ếch đồng da màu vàng (hình bên trái), đùi có màu đỏ nhạt (hình bên phải). Ảnh: Thi Hà
Ếch đồng da màu vàng (hình bên trái), đùi có màu đỏ nhạt (hình bên phải). Ảnh: Thi Hà

Nghe lời chào mời “cá lóc đồng chính gốc, chỉ còn mấy con, mua nhanh kẻo hết các chị ơi” của người bán, chị Oanh, quận Bình Thạnh tấp vào xem thử với ý định đổi món cho bữa ăn gia đình. Săm soi khá kỹ mới quyết định mua con 1,5 kg với giá 100.000 đồng một kg, chị vẫn bị hớ khi hương vị, chất lượng không ngon ngọt như cá đồng tự nhiên, sau khi đã chế biến thành món ăn.

Hiện cá lóc nuôi chỉ 60.000 đồng một kg. Tính ra, chị mất "oan" 60.000 đồng mà cũng chẳng mua được sản phẩm như mong muốn. "Tôi sẵn sàng trả giá cao để mua đúng hàng ngon, nhưng rốt cuộc tốn nhiều tiền mà vẫn sở hữu món hàng kém chất lượng", chị bức xúc.

Chị Minh, quận 3 bị hớ khi chọn ếch đồng. Do không quan sát kỹ và mua ở chỗ lạ nên chị mua 1kg ếch nuôi đội lốt ếch đồng. Khi mang về nhà nhìn kỹ phần đùi, chị mới phát hiện hàng rởm, không như quảng cáo của người bán. Thay vì chỉ trả 65.000 đồng một kg, chị chi tới 100.000 đồng.

Theo ông Nguyễn Đăng Phú, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền, những năm trước, lượng cá đồng chiếm khoảng 10% số hàng về chợ mỗi đêm. Tuy nhiên, diện tích đồng ruộng, sông suối ngày càng thu hẹp, thủy hải sản bị khai thác cạn kiệt nên thời gian qua, cá đồng rất hiếm.

Ông ví dụ, tổng sản lượng thủy sản về chợ hiện 900-1.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thủy sản thiên nhiên được đánh bắt ở đồng, sông suối chỉ có 2%.

"Người tiêu dùng khi mua hàng cần biết thông tin này để nhận dạng đúng loại, tránh mua nhầm, không có chuyện đâu đâu cũng bày bán cá, ếch... đồng", ông Phú khuyên.

Chị Hiền, tiểu thương chuyên bán cá đồng tại chợ Văn Thánh chia sẻ mẹo chọn hàng ngon, đúng phẩm chất.

Theo đó, cá lóc đồng thường tự kiếm ăn trong môi trường thiên nhiên nên mình thon, đầu nhỏ dài, mắt sắc sảo, tinh anh, thịt chắc, khi ăn có vị ngọt đậm đà. Còn cá lóc nuôi mắt lừ đừ, ít linh hoạt, thân hình tròn béo gần như từ đầu đến đuôi, nên thịt bở và nhạt.

Nếu là ếch đồng, chân phải dài, da nhẵn, vùng da hai đùi vàng, đỏ nhạt. Ếch nuôi có loại da vàng, loại da đen, thường mập to, da xù xì mỡ trắng, đùi trắng.

Còn đối với tôm sống ở sông, vỏ mỏng, màu nâu hồng, khác với tôm nuôi vỏ khá dày, màu nâu sẫm.

Riêng cua, có thể kiểm tra bằng cách dùng tay tách nhẹ yếm xem màu gạch. Thông thường cua sông có gạch vàng, nhỏ càng, thịt chắc, dai, ngọt. Cua nuôi gạch đen, càng to, thịt nuôi nát, ăn có vị mặn chát.

Cách chọn lươn đồng cũng khá dễ dàng, chỉ cần lựa con đầu to, đuôi dài, vùng da trên lưng màu vàng đất, da dưới bụng vàng bóng hoặc vàng đốm hoa. Lươn nuôi đầu nhỏ, đuôi ngắn.

Với cá chép sống ở sông, thân cứng, phần bụng nhỏ. Nếu cá chép có trứng càng dễ nhận biết vì trứng của cá đồng nằm sát đáy bụng trong khi cá nuôi rất ít và nằm ở bụng trên. Nếu trên 3kg một con chính là cá sông vì chỉ ở sông mới có trọng lượng này. Ngoài ra, cá chép sông da hơi vàng, da bụng hồng. Cá nuôi có bụng to hơn, thân màu trắng.

ôm sông vỏ mỏng, màu nâu hồng, chân, râu màu đỏ. Ảnh: Thi Hà

Tôm sông vỏ mỏng, màu nâu hồng, chân, râu màu đỏ. Ảnh: Thi Hà

Không chỉ khó phân biệt thủy hải sản thật, giả mà ngày cả gia vị, rau củ nhiều người cũng mua nhầm.

Anh Ninh, ở quận 5 mua cà rốt Đà Lạt nhưng về nhà mới phát hiện mua nhầm cà rốt Trung Quốc. Hiện giá cà rốt Đà Lạt là 20.000 đồng một kg còn cà rốt Trung Quốc chỉ 15.000 đồng. Do giá rẻ hơn, màu sắc đẹp, bắt mắt, đều quả, để lâu không hỏng nên hàng Trung Quốc được người bán ưu tiên nhập về nhiều. Có sạp, người mua gần như không tìm thấy hàng Đà Lạt.

"Điều tôi quan tâm là chất lượng sản phẩm, chịu mua đắt hơn vài nghìn đồng mà có hàng hóa đảm bảo hơn tôi sẵn sàng chọn ngay", anh Ninh nói.

Tương tự, chị Hoa, quận Bình Thạnh mua 3kg khoai tây Đà Lạt, nhưng lại chọn nhầm khoai tây Trung Quốc, khi về nấu ăn thấy sượng mới phát hiện mua nhầm.

Theo chia sẻ của nhiều tiểu thương, nếu là cà rốt Đà Lạt, da màu cam nhạt, sần sùi còn cà rốt Trung Quốc màu cam đậm, da nhẵn bóng. Khoai tây Đà Lạt vỏ mỏng, mắt củ nhỏ. Khoai Trung Quốc củ rất đều, vỏ màu hồng, mắt ở củ lớn, vỏ dày nên quá trình vận chuyển ít bị trầy xước, ruột trắng, khi nấu chín khoai này còn sượng sượng, bở không đều do ít tinh bột.

Về gia vị như tỏi, tỏi Hà Nội củ nhỏ, vỏ màu trắng đục đậm, tép nhỏ, mùi tỏi thơm nồng. Còn tỏi Trung Quốc tròn, to, đều, bóng màu trắng nhạt, mùi ít nồng.

VnExpress
Đăng ngày 18/04/2013
thi hà
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 15:26 26/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:26 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:26 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:26 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:26 26/12/2024
Some text some message..