Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngập lụt gây thiệt hại các ao nuôi tôm và ruộng lúa

Việc xả lũ các hồ chứa nước Sông Ray, Sông Hỏa với lưu lượng nước lớn vào đêm 30/9 khiến hàng chục ha nuôi tôm và ruộng lúa xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngập trong nước, gây thiệt hại nặng.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngập lụt gây thiệt hại các ao nuôi tôm và ruộng lúa
Nhiều diện tích nuôi tôm ở Phước Thuận nước đã tràn bờ, nhiều hộ nuôi tôm không trở tay kịp, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Bà Hà Thị Ngọc, ấp Ông Tô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 4 ao nuôi tôm với diện tích 2 ha, 300.000 tôm nuôi; trong đó, 2 ao đang chuẩn bị xuất bán, 2 ao gần 2 tháng sẽ được thu. Tuy nhiên, 10 giờ sáng ngày 1/10, nước từ thượng nguồn đập Sông Kinh chảy về khiến toàn bộ diện tích ao của bà ngập trong nước. Gia đình bà đã phải cố gắng "cứu " số tôm bị thiệt hại nhưng không được nhiều.

Bà Ngọc chia sẻ, 2 ao chuẩn bị xuất bán dự kiến thu khoảng 4 tấn tôm; 2 ao còn lại bà chưa tính toán chính xác số lượng tôm thu được. Tính đến thời điểm bị ngập gia đình đã chi hơn 500 triệu đồng tiền giống, thức ăn và công chăm sóc.

Gia đình ông Lê Kim Thanh, ấp ông Tô, xã Phước Thuận cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự khi 4 ao tôm nuôi với diện tích 1,5 ha của gia đình bị ngập. Trong số 4 ao tôm nuôi của gia đình thì 3 ao đến ngày thu hoạch; 1 ao nuôi hơn 2 tháng. Thương lái đang ưu tiên mua ao ngập trước, ông dùng nò để bắt tôm, hi vọng cứu phần nào thiệt hại do tình trạng ngập gây ra, tuy nhiên việc kéo lưới cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Lê Kim Thanh cho biết, 10 giờ sáng 1/10 nước từ thượng nguồn đổ về. Nhưng người dân nuôi tôm không nhận được bất cứ thông báo xả lũ từ địa phương khiến người nuôi tôm không kịp trở tay, thiệt hại nặng nề.

Từ giữa tháng 10/2016, khu vực nuôi tôm của xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc bị ngập do xả lũ từ hồ Sông Ray khiến nhiều hộ dân thiệt hại nặng nề vì tôm nuôi trôi theo dòng nước. Theo phản ánh của nhiều hộ nuôi tôm, vụ ngập năm ngoái và năm nay, người nuôi tôm không hề nhận được thông báo từ các các cơ quan chức năng trong cả hai vụ ngập của năm trước và năm nay nên đã không kịp "trở tay".

Ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm sáng ngày 2/10, nước vẫn đang đổ về và lên cao. Theo các hộ dân, khả năng nước còn dâng cao vì phía thượng nguồn các hồ nước vẫn xả về nhiều. Thống kê sơ bộ, tại khu vực nuôi tôm 47 ha ở ấp ông Tô, xã Phước Thuận đã ngập gần hết diện tích, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.

ngập lụt ở Bà rịa vũng tàu, nuôi tôm, thiệt hại do lũ, nuôi tôm bị ngập

Không riêng gì diện tích nuôi tôm bị ngập mà hiện nay tại khu vực xã Phước Thuận 40 ha lúa đang cho thu hoạch và 200 ha lúa mới gieo khoảng nửa tháng đến 1 tháng bị ngập trắng đồng. Nguy cơ, khi nước rút lúa sẽ bị hư hỏng hết do ngâm trong nước.

Nước lũ về nhanh khiến 240 ha lúa mới gieo sạ được nửa tháng và 1 tháng, lúa sắp cho thu hoạch bị ngập chìm trong nước.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Ngô Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, những ngày cuối tháng 9 thời tiết khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu mưa nhiều khiến mực nước ở các hồ chứa nước sông Ray, sông Hỏa lên nhanh.

Đến 20 giờ đêm 30/9, các hồ buộc phải xả lũ, cộng với mưa lớn trong đêm 30/9 khiến nước về nhanh và nhiều khiến vùng nuôi tôm bị ngập. Do việc xả nước gấp nên chỉ kịp gọi điện thoại thông báo tới các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của xả lũ.

Về lâu về dài, các hộ dân ở xã Phước Thuận mong nhà nước sớm có biện pháp khắc phục tình trạng này để giảm thiệt hại cho người dân.

TTXVN
Đăng ngày 02/10/2017
Hoàng Nhị
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:43 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:43 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:43 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:43 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:43 26/12/2024
Some text some message..