Bạc Liêu trên đà tiến tới trung tâm công nghiệp tôm cả nước

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bạc Liêu tăng sản lượng tôm nuôi 13,03% so cùng kỳ với nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao được mở rộng, tiếp tục đà trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Nuôi tôm
Nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được triển khai mở rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu, trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng tôm nuôi ước 74.585 tấn, đạt 30,2% kế hoạch, tăng 13,03% so cùng kỳ. Nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được triển khai mở rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu”; chọn được 9 doanh nghiệp đầu tư vào Khu và đầu tư giai đoạn 2 (triển khai thi công được 55% khối lượng).

Trong đó, nhà máy chế biến thủy sản Việt Úc đã hoàn thành và đưa vào khai thác giúp cho việc tăng sản phẩm chế biến tôm, cung cấp tôm thương phẩm chất lượng cao, thúc đẩy ngành tôm phát triển.

Từ đó, xuất khẩu tôm đông lạnh trong 6 tháng ước 38.801,98 tấn, đạt 42,24% kế hoạch, tăng 6,8% so cùng kỳ. Giá trị kim ngạch 405,75 triệu USD, đạt 41,68% kế hoạch, tăng 6,98% so cùng kỳ.

Quy trình nuôiCác quy trình nuôi tôm công nghệ cao bền vững ở Bạc Liêu

Kết quả trên có đóng góp của việc triển khai ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong 06 tháng đầu năm, đã tổ chức họp 06 Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2023 thuộc các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học tự nhiên, trồng trọt và thủy sản.

Đáng chú ý, nuôi tôm siêu thâm canh ở Bạc Liêu vẫn đà phát triển. Số liệu của Chi cục thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu, nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn bắt đầu từ năm 2015 với diện tích 76 ha. Đến 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng lên 3.478 ha; sản lượng từ 1.570 tấn tăng lên 23.774 tấn. Năng suất nuôi tôm siêu thâm canh đang khá ổn định mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh, năng suất bình quân năm 2015 là 20,66 tấn/ha và trong 6 tháng đầu năm 2023 là 16,28 tấn/ha.

Về số tổ chức, cá nhân nuôi tôm siêu thâm canh, 6 tháng đầu năm 2023 đã có 25 tổ chức, 832 hộ; trong đó có 08 hợp tác xã, tăng từ 01 hợp tác xã ở năm 2016.

Chi cục thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết quy trình, công nghệ áp dụng trong nuôi tôm siêu thâm canh đến nay đã phát triển khá hiện đại. Đó là ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm trong nhà kín; ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thu thập dữ liệu từ các ao; ứng dụng công nghệ Biofloc. Công nghệ nhà màng chủ yếu của Israsel và nhà thép của Lysaghd Agrished, công nghệ sử dụng nước tuần hoàn của Đức, Hoa Kỳ.

 Giải pháp phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, theo Chi cục thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu là phối hợp với các cơ quan nghiên cứu triển khai, ứng dụng quy trình, công nghệ nuôi, bảo vệ môi trường hiệu quả, phù hợp, tiết kiệm. Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường ở các tuyến kênh trọng điểm, tuyến kênh đầu nguồn. Đồng thời làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn, hóa chất, vật tư nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo về thị trường, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. 

 Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2023 “tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”. Chú trọng hướng dẫn các giải pháp quản lý môi trường phòng chống dịch bệnh, giảm thiệt hại cho tôm, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, nuôi tôm theo hướng bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí; xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm mang thương hiệu Bạc Liêu.  

Đăng ngày 17/08/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 23:02 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 23:02 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 23:02 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 23:02 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 23:02 14/11/2024
Some text some message..