Bài học từ cá tra: Đa dạng hóa loài cá nuôi để giảm rủi ro thị trường

Trước bối cảnh cá tra đang gặp khó về đầu ra, ngư dân trong tỉnh đang tìm hướng đi mới cho mình. Cụ thể, bà con chọn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao để nuôi và bán cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Cách làm này đã cứu vãn được tình thế của ngành thủy sản hiện nay.

Bài học từ cá tra: Đa dạng hóa loài cá nuôi để giảm rủi ro thị trường
Ngư dân thả nuôi cá he, giá trị cao gấp 3 lần cá tra

Chọn đối tượng nuôi

Gia đình ông Nguyễn Quang Vinh (ấp Phước Quản, xã Đa Phước, An Phú) trước đây chuyên nuôi cá tra xuất khẩu. Bình quân mỗi năm, ông Vinh xuất khoảng 2.000 tấn cá tra thương phẩm cho các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu trong tỉnh. Ông Vinh là người có kỹ thuật nuôi cá giỏi, sản phẩm cá thương phẩm của ông luôn được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi thịt cá luôn có màu trắng, da mỏng, ít mỡ, xương nhỏ, tỷ lệ thu hồi thịt rất cao. Bình quân 1,7kg nguyên liệu cho ra 1kg file thành phẩm. Hơn 20 qua, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, ngoài cá tra, ông Vinh còn nuôi thêm cá hú và cá basa. Thời điểm tháng 10-2018, giá cá tra ở mức 36.000 đồng/kg thì cá basa, cá hú cũng ở mức 55.000-60.000 đồng/kg. Thắng đậm trong 2 năm liên tiếp, ông Vinh đã nhanh chóng nắm bắt tình hình bên ngoài, chuyển sang chọn đối tượng nuôi khác nhằm giảm thiểu rủi ro. Ông Vinh cho biết, ông đi Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp để nghiên cứu tình hình nuôi cá tra. Ngay thời điểm cá tra có giá cao, ông thấy ngư dân “đua nhau” đào ao thả cá tra (từ cá giống đến cá thịt).

Lúc này, trong suy nghĩ của ông, khả năng “vỡ trận” từ  con cá tra có thể xảy ra. Thực tế là vậy, song tìm đối tượng nào khác để thay thế con cá tra là bài toán đặt ra. “Tôi đã đến các chợ đầu mối thủy sản ở các tỉnh và TP. Hồ Chí Minh để tìm hiểu xem ngoài cá tra thì đối tượng nuôi nào có giá cao. Lúc này, các chủ vựa cá đã tư vấn cho tôi nuôi 2 loại: cá xác sọc và cá he. Bởi, cá xác (loại 15 con/kg) có giá đến 90.000 đồng/kg, cá he 60.000 đồng/kg. So với cá tra thì giá trị cao gấp 3 - 4 lần. Tôi nhận định, đây là hướng đi mới cho ngư dân trong tỉnh và quyết định thực hiện”- ông Vinh phân tích.

Bán cho cả 2 thị trường

Ngoài cá xác sọc, cá he, ngư dân trong tỉnh còn thả nuôi thêm cá sặc bổi, cá lóc, cá điêu hồng. Đây là những đối tượng nuôi, bán được cho cả 2 thị trường trong nước và xuất khẩu. Nếu cá lóc và cá xác xuất khẩu mạnh vào thị trường Campuchia thì cá he, cá hú, cá sặc, ngư dân nuôi để bán cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước phát triển (phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngoài). Chính nhờ có thị trường tiêu thụ từ trong nước đến xuất khẩu nên các loại cá kể trên luôn có giá cao. Cụ thể, cá lóc xuất sang Campuchia, hiện giá bắt tại hầm là 45.000 đồng/kg, cá he bắt tại bè 60.000 đồng/kg, cá hú 63.000 đồng/kg, cá sặc bổi 75.000 đồng/kg.Với mức giá vừa nêu, những ngư dân nuôi các đối tượng thủy sản trên đều có mức lời tốt, cuộc sống ổn định. “Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhờ các hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ nên sản phẩm của ngư dân trong tỉnh đến được nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu cá tra xuất sang các quốc gia phát triển phục vụ người tiêu dùng thế giới thì cá he, cá hú, cá basa, cá xác sọc phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đây là những loại cá nước ngọt bán rất có giá”- ông Trần Văn Nhiên, thương lái thị trường Trung Quốc, chia sẻ.

Tìm hướng đi mới, phát triển ngành thủy sản trong tỉnh đang được ngư dân thực hiện. Việc này vừa cải thiện đời sống ngư dân, vừa góp phần làm cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp được duy trì ở mức ổn định. Đa dạng hóa giống loài thủy sản nuôi là một khuyến cáo của ngành nông nghiệp, song khuyến cáo này cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ, đi kèm thì ngư dân mới mạnh dạn thực hiện. Ngoài con giống, ngư dân đang cần cơ quan chức năng hỗ trợ về đầu ra sản phẩm, bởi nhà nước hiện có cơ quan tham tán thương mại ở khắp các quốc gia trên thế giới. Đây là kênh thông tin quan trọng để vừa định hướng nông dân nuôi con gì, trồng cây gì (có thị trường tiêu thụ tốt), vừa là kênh cảnh báo khi sản phẩm đó gặp khủng hoảng về đầu ra ở các thị trường thế giới. Có làm tốt công tác dự báo thị trường thì các sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh mới hy vọng không bị cảnh “thừa hàng, dội chợ”.

“Hiện nay, chủ trương của tỉnh cũng như Hiệp hội Thủy sản là khuyến khích ngư dân đa dạng hóa đối tượng nuôi, nhằm tránh rủi ro về thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới lẫn trong nước. Ngư dân trong tỉnh chọn đối tượng thủy sản để nuôi, vừa tiêu thụ được thị trường trong nước, vừa xuất khẩu là một hướng đi tốt. Ngoài chọn đối tượng nuôi, chúng tôi khuyến cáo bà con nên đi vào tổ chức như hợp tác xã, tổ hợp tác để có được thông tin, liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Lê Chí Bình khuyến cáo.

Báo An Giang
Đăng ngày 27/08/2019
Minh Hiển
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 21:04 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 21:04 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 21:04 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 21:04 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 21:04 18/04/2024