Bài kiểm tra sức khỏe mới cho cá

Các nhà khoa học từ Na Uy đã tạo ra một phương pháp mới để đánh giá tình trạng miễn dịch của cá hồi, giúp các nhà nghiên cứu và nông dân hiểu rõ hơn về cách cá sẽ thích nghi với môi trường nước mặn.

Cá hồi
Cách để cá hồi thích nghi với môi trường nước mặn. Ảnh: Nofima

Làm thế nào để kiểm tra tình trạng miễn dịch? 

Cuộc thí nghiệm có thể cung cấp thông tin hữu ích cho người nuôi cá trong các vấn đề về nuôi trồng, chẳng hạn như khi chuyển cá hồi từ môi trường nước ngọt sang môi trường biển. Kết quả có thể giúp tăng cơ hội sống sót của những cá thể cá hồi non. Hàng năm, khoảng 15% cá hồi nuôi bị chết sau khi được chuyển từ các bể nước ngọt trên đất liền sang các lồng lưới trên biển. Hầu hết đều chết ngay sau khi được chuyển đi, khiến cho tầm quan trọng của thử nghiệm được tăng lên đáng kể. 

Nofima (Viện nghiên cứu Thực phẩm, Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản tại Na Uy) đã phát triển một xét nghiệm chẩn đoán đo lường hoạt động của 44 gen quy định hệ thống miễn dịch. Mẫu thí nghiệm được lấy từ mang hoặc vây lưng mà không gây hại cho cá. 

Công ty Nofima

Nofima đã phát triển một xét nghiệm chẩn đoán đo lường hoạt động của 44 gen quy định hệ thống miễn dịch. Ảnh: Wikimedia Commons

Dựa trên việc đánh giá nhiều gen và chọn ra những gen cung cấp nhiều thông tin nhất về tình trạng miễn dịch. Các nhà khoa học đã thu thập một lượng lớn dữ liệu từ các thí nghiệm nội bộ khác nhau tại Nofima. Hoạt động của các gen được chọn phân tích lấy từ các địa điểm nuôi cá khác nhau, các nhóm cá và các điều kiện môi trường khác nhau. Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu này để phát triển dữ liệu cung cấp cơ sở cho việc chẩn đoán tình trạng miễn dịch. 

Hoạt động gen biểu lộ tình trạng cơ thể 

Các gen này đưa ra “mệnh lệnh” cho các tế bào của cơ thể để tạo ra các protein có chức năng nhất định. Các gen có thể tăng hoặc giảm hoạt động một khoảng thời gian rất lâu trước khi chúng ta có thể nhìn thấy những thay đổi trong tình trạng của cá.  Họ tiến hành đo lường hoạt động của các gen được lựa chọn cẩn thận để đánh giá tình trạng miễn dịch và sức khỏe của cá hồi. 

Các nhà khoa học đã xác định được mức độ hoạt động bình thường của mỗi gen trong số 44 gen ở những con cá có trạng thái tốt. Nếu mức độ hoạt động quá cao hoặc quá thấp, nó có thể cho thấy tình trạng miễn dịch kém, điều này có nghĩa là bây giờ họ đã có thể đưa ra các xét nghiệm về tình trạng miễn dịch ở cá hồi. 

Cá hồi

Công cụ mới trong việc đánh giá chất lượng của các cá thể còn non, năng lực miễn dịch và mức độ khỏe mạnh. Ảnh: Financial Times

Các nhà nghiên cứu có thể biết cá thể nào ở trong tình trạng tốt và ngược lại. Sự phát triển thành công của kỹ thuật mới này cung cấp cho các công ty một công cụ mới trong việc đánh giá chất lượng của các cá thể còn non và xác định năng lực miễn dịch và mức độ khỏe mạnh của cá hồi non trước khi chuyển chúng ra môi trường biển. Công cụ chẩn đoán tình trạng miễn dịch này cũng có thể được sử dụng trong các dự án nghiên cứu trong tương lai về hiệu suất và khả năng sống sót của cá hồi non. 

Ứng dụng trong các dự án khác

Nhận thấy lợi ích của việc sử dụng thử nghiệm này lên các dự án nghiên cứu khác. Họ đã tiến hành dùng thử nghiệm này ở trung tâm nghiên cứu CtrlAQUA (trung tâm đổi mới dựa trên những nghiên cứu về các hệ thống nuôi trồng thủy sản khép kín) để kiểm tra xem các cách khác nhau để tạo ra cá hồi non có kích cỡ lớn trong các cơ sở tuần hoàn khép kín có ảnh hưởng đến tình trạng miễn dịch trước khi chuyển ra biển hay không.  

Cá hồi

Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu được thực hiện hơn cho các loài thủy hải sản khác. Ảnh: trca.ca

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho biết họ cũng sử dụng thử nghiệm này trong những dự án về việc điều tra và xem xét các thành phần trong thức ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá hay không. Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tạo ra điều kiện phát triển và gia tăng nhiều lợi ích hơn cho các loài thủy hải sản.

Đăng ngày 13/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 02:49 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:49 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 02:49 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 02:49 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 02:49 05/12/2024
Some text some message..