Báo động: Lưới bát quái tận diệt thủy, hải sản

Nhiều năm qua, tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lưới bát quái, lưới xếp) để đánh bắt thuỷ sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

lưới bát quái
Thuyền chở lưới bát quái vừa đi tận diệt nguồn hải sản ven bờ biển về neo đậu tại Lạch Cờn, phường Quỳnh Dị, Thị xã Hoàng Mai.

Lâu nay, ngư dân vùng ven biển tỉnh ta sử dụng lưới bát quái để đánh bắt thủy, hải sản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản và đa dạng sinh học. Không những đánh bắt trên biển, nhiều nông dân còn sử dụng lướt bát quái để tận diệt thủy sản trên kênh mương, đồng ruộng. 

gom chien loi pham
Ngư dân xã Diễn Ngọc, Diễn Châu đang thu gom "chiến lợi phẩm"  tại bến Lạch Vạn từ đợt truy quét nguồn lợi hải sản

ro bat quai
Đánh bắt dưới biển, nông dân còn đưa cả rọ lồng bát quái để tận diệt nguồn thủy sản trên đồng ruộng, kênh mương. Ảnh: Bà con nông dân xóm Phan Đăng Lưu, xã Nam Thành, huyện Yên Thành thả rọ lồng bát quái trên đồng Cồn Sim

tha ro long
Khoảng 5 giờ chiều thả rọ lồng, đến khoảng 6 giờ sáng mai là thu gom, sản phẩm là cua, cá, tép tôm đều chui hết vào rọ lồng.

Theo tìm hiểu, rọ lồng hay còn gọi là lưới bát quái có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây không phải là loại lưới thông thường mà là những cái lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như hom giỏ (hom lờ) để các loài thủy sinh chui vào và không có đường thoát ra. Mỗi rọ lồng dài khoảng 8m và có giá 270.000 đồng.

Ông Nguyễn Chí Lương, Chi cục trưởng Chi cục Nguồn lợi thủy sản tỉnh, cho biết: Lâu nay tình trạng bà con ngư dân thả rọ lồng làm suy giảm nguồn lợi hải sản gần bờ. Đây là dụng cụ đánh bắt thủy sản đã được nhà nước cấm không cho ngư dân sử dụng đánh bắt thủy, hải sản. Từ năm 2015 đến nay, Chi cục phối hợp với các ngành chức năng xử lý tịch thu trên 400 rọ lồng bát quái của hơn 10 đối tượng ở Nghi Quang, Nghi Lộc, Quỳnh Dị, Thị xã Hoàng Mai.

Chi cục đang tiếp tục phối hợp với ngành chức năng để kiểm tra, xử lý các ngư dân dùng rọ lồng khai thác hải sản. Tuy nhiên khó khăn đặt ra hiện nay là do lực lượng mỏng nên Chi cục chưa thể xử lý dứt điểm được tình trạng trên.

Báo Nghệ An, 24/04/2016
Đăng ngày 24/04/2016
Văn Trường
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 14:44 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:44 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 14:44 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 14:44 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 14:44 04/12/2024
Some text some message..