Bảo hiểm tôm lỗ nặng

Công ty Bảo Việt ở Sóc Trăng thu hơn 70 tỷ đồng phí bảo hiểm nhưng chi trên 200 tỷ bồi thường thiệt hại vì tôm chết hàng loạt. Một trong những nguyên nhân do chủ ao đầm khai gian ngày tuổi tôm chết để được nhận nhiều tiền hơn.

treo ao tom
Nhiều nông dân ở Sóc Trăng không vốn nuôi tôm nên treo ao. Ảnh: Duy Khang

 Năm ngoái, 5 tỉnh miền Tây là Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau triển khai loại hình bảo hiểm nông nghiệp thí điểm giai đoạn 2011-2013 đối với tôm sú và thẻ chân trắng theo quyết định 315 của Chính phủ (ban hành tháng 3/2011). Đây là chủ trương lớn với mục đích hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục, bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Sau khi nhiều ao đầm thiệt hại vì vụ tôm vừa qua, Công ty Bảo Việt ở Sóc Trăng và Bạc Liêu đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến làm thủ tục bồi thường với tổng số tiền khoảng 450 tỷ đồng.

 Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm tỉnh Sóc Trăng, từ tháng 3 đến đầu tháng 8/2012 đã bán bảo hiểm cho 3.447 hộ với trên 2.666 ha đất nuôi tôm. Tổng phí bảo hiểm thu được hơn 70,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 45 tỷ, còn lại của nông dân.

Nguyên nhân số tiền hỗ trợ khá cao là theo quyết định 315 của Chính phủ thì hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ 100% phí. Hộ cận nghèo được hỗ trợ 80% phí, 60% cho hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo và 20% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thấy được lợi ích thiết thực này, nông dân tham gia bảo hiểm với số lượng tăng dần. Theo một cán bộ Công ty Bảo Việt Sóc Trăng thì "rầm rộ" nhất là vào tháng 9/2012 vì người nuôi tôm thấy công ty bảo hiểm chi trả sòng phẳng, thủ tục nhanh gọn đối với những ao đầm không may hư hại.

Vào thời điểm cận Tết Quý Tỵ, mỗi ngày Công ty Bảo Việt Sóc Trăng đón hàng trăm nông dân một nắng hai sương từ thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và Mỹ Xuyên. Lúc này, công ty bảo hiểm thống kê có 3.156 hồ sơ yêu cầu bồi thường với tổng số tiền lên đến 195,6 tỷ đồng. Sau khi giải ngân được gần 99 tỷ đồng (2.135 hồ sơ), bảo hiểm nghi ngờ trên 261 hồ sơ có dấu hiệu trục lợi nằm trong chồng hồ sơ của 1.021 trường hợp chờ bồi thường.

Đến cuối quý 1/2013, Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm tôm Sóc Trăng thống kê hồ sơ yêu cầu bồi thường tăng lên 4.218 trường hợp với tổng tiền bồi thường trên 200 tỷ đồng. Hiện công ty bảo hiểm đã giải ngân trên 210 tỷ đồng và đã có cán bộ ấp ở huyện Mỹ Xuyên bị kỷ luật Đảng vì trục lợi bảo hiểm bằng hình thức khai gian dối ngày tuổi của tôm chết.

Tại Bạc Liêu, vụ tôm 2012 toàn tỉnh thu được phí bảo hiểm trên 47 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ gần 29 tỷ. Theo tính toán sơ bộ, tổng số tiền bồi thường ước trên 200 tỷ đồng vì có 1.270 ha tôm chết. Hiện Công ty Bảo Việt Bạc Liêu khẩn trương bồi thường những hồ sơ tồn đọng để sớm triển khai tiếp bảo hiểm tôm trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, kế hoạch này không chỉ Bạc Liêu mà Sóc Trăng cũng khó thực hiện được vì thời gian thí điểm bảo hiểm theo quyết định 315 của Chính phủ chỉ còn nửa năm.

Tại đây, sau khi nghe truyền thông loan tin Công ty Bảo Việt bán bảo hiểm trở lại vào đầu tháng 6/2013, nông dân 9 xã, phường trên địa bàn thành phố ven biển Bạc Liêu nhanh chóng cải tạo ao đầm nhưng đến nay chưa thấy tín hiệu khả quan. Những ngày này, nông dân bắt đầu vay vốn mua con giống, tìm cách "tự bơi", không trông chờ bảo hiểm nữa vì sợ muộn lịch thời vụ.

nong dan dem tom
Để có được con tôm, nông dân miền Tây vất vả một nắng hai sương. Ảnh: Duy Khang

Ông Trịnh Văn Mỉnh (Sáu Mỉnh) ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu cho biết có 5 đầm tôm chờ Công ty Bảo Việt Sóc Trăng bán bảo hiểm trở lại để mua và thả giống. Sau nhiều tháng mõi mòn chờ đợi, ao tôm bị "treo" gần nửa năm nên nông dân gần 60 tuổi này phải hùn đất với hàng xóm có vốn để "tự bơi".

Còn ở Cà Mau, UBND tỉnh báo cáo có 1.932 hợp đồng bảo hiểm tôm được ký kết với diện tích 744 ha, tổng giá trị được bảo hiểm 432 tỷ đồng. Hiện tổng phí thu được khoảng 32 tỷ đồng nhưng bảo hiểm đã bồi thường 29 tỷ do có 618 hộ nuôi tôm bị thiệt hại.

Trao đổi với Vnexpress.net chiều 1/7, ông Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Sóc Trăng cho biết, tiền bồi thường thiệt hại tôm năm 2012 chưa giải quyết dứt điểm. Do đó, việc triển khai bảo hiểm tôm từ nay đến cuối năm đang gặp khó khăn vì chưa có thông báo mới nhất nào từ lãnh đạo cấp trên cũng như Bộ Tài chính. Trong khi đó, số tiền bồi thường theo dự kiến có thể tăng lên 240 tỷ đồng trong khi tổng phí thu được chỉ 70 tỷ đồng khiến doanh nghiệp lỗ nặng.

Theo ông Phương, ngoài những hồ sơ tình nghi bị trục lợi, các trường hợp chưa được bồi thường (khoảng 300 hồ sơ) là do vướng thủ tục, giấy tờ không đồng bộ, sai lệch thời gian lấy mẫu, xáo trộn sơ đồ ao hoặc thành phần nhân sự đi kiểm tra, lấy mẫu không đầy đủ.

Giám đốc Công ty Bảo Việt Sóc Trăng còn chỉ ra bất cập dẫn đến tiền bồi thường tăng cao là do nông dân bị phát hiện cố tình khai chậm thời gian tôm chết vì thấy tỷ lệ bồi thường cho đàn tôm thiệt hại có thời gian nuôi từ 55-59 ngày ở mức cao. Cụ thể, theo quyết định 3035 ban hành tháng 12/2011 của Bộ Tài chính, khi tôm thẻ chân trắng nuôi 45-49 ngày mà thiệt hại thì được bồi thường 46%, tôm nuôi 50-54 ngày bồi thường 55% và 55-59 ngày bồi thường đến 64%.

"Thực tế tôm nuôi ở Sóc Trăng đã bán được với giá khá cao khi duy trì 55-59 ngày tuổi. Tôm nuôi ở giai đoạn này nếu không may thiệt hại thì nông dân không lỗ vốn mà còn được bảo hiểm bồi thường khi tôm chết. Thấy tỷ lệ bồi thường cao, nông dân cố tình khai thời gian phát hiện tôm chết chậm lại vài ngày với lý do "ráng dưỡng vài ngày tìm cách trị cho tôm hết bệnh để bảo hiểm khỏi phải bồi thường". Đây là lý do tưởng chừng như hợp lý nhưng lại là có sự tính toán của nông dân", ông Phương cho biết thêm.

cai tao ao nuoi tom
Chờ bảo hiểm bán lại không được, nông dân miền Tây bắt đầu cải tạo ao đầm,
vay vốn hoặc hùn đất với hàng xóm có tiền để "tự bơi" và đối mặt với rủi ro cao. Ảnh: Duy Khang

Từ đúc kết trên, gần 2 tháng qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà ký quyết định 1042 để sửa đổi, bổ sung một số điều của quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm khi thấy sự bất cập của quyết định 3035. Theo đó, ngày tuổi tôm nuôi bị thiệt hại được tính nhặt lại và tỷ lệ bồi thường thấp hơn trước.

Cụ thể, tỷ lệ được bảo hiểm cao nhất của quyết định 1042 chỉ có 38% đối với đàn tôm thiệt hại ở giao đoạn 47-49 ngày tuổi. Và nếu nông dân khai chậm 1 ngày thì đàn tôm rơi vào giai đoạn 50-52 ngày có tỷ lệ bồi thường giảm xuống còn 25%. Tương tự, tôm 53-55 ngày có tỷ lệ bồi thường còn 15%, 10% đối với tôm 56-58 ngày và 0% nếu từ 59 ngày trở lên (trước đây 64% và giảm dần xuống 16% khi tôm đạt 75-80 ngày tuổi).

Với quyết định được cho là hợp thực tế vừa được ban hành, ngành bảo hiểm hy vọng được nông dân đồng tình, tích cực chăm sóc đàn tôm, tuân thủ mật độ nuôi cũng như quy trình thả giống, cho ăn, phòng ngừa dịch bệnh và đặc biệt là khai báo thật thà khi tôm nuôi bị chết để đảm bảo đôi bên cùng có lợi, đúng như mục đích của Chính phủ đề ra.

VNExpress
Đăng ngày 03/07/2013
Duy Khang
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:18 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 03:18 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 03:18 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 03:18 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 03:18 02/12/2024
Some text some message..