Bảo vệ hồ đập nuôi tôm trong mùa mưa lũ

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

hồ nuôi tôm trên cát ven biển
Lãnh đạo huyện Hải Lăng kiểm tra ao hồ nuôi tôm trên cát ven biển

Từ năm 2009 đến nay, nhóm hộ gia đình ông Nguyễn Trường Ái, thôn Mỹ Thủy, xã Hải An đã có thu nhập cao chủ yếu dựa vào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Với 12.000 m2 ao hồ nuôi tôm, mỗi năm đem lại thu nhập cho nhóm hộ gia đình ông Ái khoảng 500 triệu đồng. Tuy nhiên, do nằm sát bờ biển nên vào mùa mưa lũ ao nuôi dễ bị sạt lở. Do đó, việc chủ động các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất đã được nhóm hộ ông Ái chuẩn bị từ rất sớm.

Theo báo cáo của UBND xã Hải An, hiện trên địa bàn toàn xã có hơn 30 ha diện tích nuôi tôm trên cát. Những năm qua việc nuôi tôm đã đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình và chiếm 40% tổng thu hàng năm của xã. Do vậy ngoài việc tạo điều kiện cho bà con phát triển nuôi tôm thì công tác bảo đảm ao hồ trong mùa mưa bão là việc làm cấp thiết đối với xã.

Ông Nguyễn Quốc Danh, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm HTX nuôi tôm xã Hải An, cho biết: “Xác định việc nuôi tôm mang lại nguồn thu lớn đối với địa phương, do vậy, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân phát triển nuôi tôm thì công tác phòng chống lụt bão nói chung và bảo vệ hồ đập nuôi tôm trong mùa mưa lụt nói riêng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Theo đó, chúng tôi thường xuyên thông báo cho xã viên về tình hình của thời tiết và phải chủ động chuẩn bị các vật tư như cọc tre, phên tre, bạt ni lông, cuốc xẻng... để sẵn sàng ứng cứu hồ đập nuôi tôm khi có sự cố vỡ đê hoặc nước biển tràn hồ... Đối với những diện tích tôm đến độ tuổi thì vận động người dân nên thu hoạch sớm trước mùa mưa bão”.

Huyện Hải Lăng hiện có hơn 500 ha diện tích mặt nước người dân sử dụng để nuôi thủy sản, trong đó có gần 100 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển, số còn lại nuôi các loại cá trắm, cá mè và cá rô phi ở những vùng chân ruộng thấp. Do ở vùng trũng, nên những năm qua thường xuyên bị ngập úng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Để đảm bảo ao hồ nuôi trồng thủy sản cho bà con nhân dân, bên cạnh chủ động công tác phòng chống lụt bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang có phương án nhằm giúp bà con bảo đảm tốt cây trồng vật nuôi của mình...

Ông Nguyễn Triển, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hải Lăng cho biết: “Sau khi chỉ đạo bà con thu hoạch lúa hè thu xong, chúng tôi tập trung vào công tác kiểm tra các hồ đập nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Ngoài sự chủ động của các hộ nuôi trồng, sự hỗ trợ của chính quyền từng địa phương có ao hồ nuôi tôm, cá, chúng tôi còn cử cán bộ về tận nơi để hướng dẫn bà con cách phòng dịch cho tôm, cá trong mùa mưa lũ. Đặc biệt là tiến hành kiểm tra các khâu chuẩn bị đảm bảo các hồ đập nuôi trồng thủy sản của các địa phương để có giải pháp hỗ trợ kịp thời trước khi có lụt bão đến. Quan điểm của chúng tôi là tận tình giúp người dân phòng tránh và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra..”.                                                  

baoquangtri.vn
Đăng ngày 13/09/2013
Bài, ảnh: THIÊN AN
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 15:34 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 15:34 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 15:34 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 15:34 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 15:34 11/01/2025
Some text some message..