Bất cập trong tiêu chuẩn: Thủy sản bị làm khó trên sân nhà

Câu chuyện bất cập về quy định chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng tại Việt Nam đang khiến các doanh nghiệp thủy sản gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm trên “sân nhà”. Đặc biệt, với quy định tiêu chuẩn cao hơn cả thị trường EU, thủy sản Việt không có “cửa” để vào các siêu thị Việt.

Nhiều bất cập trong tiêu chuẩn thủy sản
Nhiều rào cản khiến thủy sản Việt rất khó tiêu thụ tại thị trường nội địa

Cao hơn cả... EU

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị gửi lên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính Mai Tiến Dũng về bất cập liên quan đến mức giới hạn phân tích tối thiểu (Minimum Required Performance Limit – MRPL) của chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản phẩm thực phẩm.

Theo Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam, hiện Việt Nam mới chỉ ban hành mức giới hạn tối đa cho phép (MRT) với các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng mà chưa ban hành quy định MPRL đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng trên thủy sản. Điều đáng chú ý, theo Quyết định số 2005/34/EC ngày 11/1/2005 của Ủy ban châu Âu (EC), khi kết quả phân tích của lô hàng thấp hơn mức MPRL thì vẫn được phép nhập vào EU để làm thực phẩm. Vậy vì sao những lô hàng dù đã đạt chuẩn theo quy định của EU lại không đạt quy định của Việt Nam? Phải chăng có chuyện lạ đời khi tiêu chuẩn Việt Nam lại cao hơn EU? Đây chính là một trong những bất cập khiến các doanh nghiệp thủy sản Việt gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm trên “sân nhà”.

Để tháo gỡ những khó khăn, trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước cần rà soát và nhanh chóng cắt bỏ những “rào cản” bất hợp lý để mặt hàng thủy sản Việt dễ dàng vào siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ nội địa… 

Ông Nam cho rằng, bất cập này được VASEP phản ánh và kiến nghị hơn một năm qua nhưng vẫn chưa được giải quyết. Đến cuối tháng 8/2018, VASEP đã có cuộc họp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý chất lượng nông, lâm – thủy sản, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhằm tìm giải pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, nay đã gần hết tháng 10 nhưng VASEP vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào.

Những bất cập trong chính sách cộng với các loại phí đầu vào gia tăng, cũng như phải tăng chiết khấu cho hệ thống siêu thị đang khiến các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận ngay tại thị trường nội địa.

Siêu thị phải theo quy định

Đại diện các siêu thị cho rằng, từ trước đến nay họ đều căn cứ vào những quy định của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT để nhập hàng, mặt hàng nào không đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ bị loại.

Chị Nguyễn Thanh Tình – Giám đốc Ngành hàng của hệ thống siêu thị Intimex cho biết, hàng hóa kinh doanh trong hệ thống siêu thị Intimex đều bắt buộc phải trong danh mục các chất được phép sử dụng và phải đảm bảo trong giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT.

“Chất cấm chủ yếu rơi vào các mặt hàng thủy, hải sản. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, siêu thị Intimex quy định tần suất kiểm tra, kiểm nghiệm mặt hàng này rất nghiêm ngặt, đồng thời ưu tiên chọn các mặt hàng thủy, hải sản thuộc chuỗi thực phẩm an toàn…” – chị Tình cho biết.

Còn đại diện bộ phận kiểm soát chất lượng hàng hóa của Hệ thống siêu thị Fivimart cho rằng, hiện Việt Nam chỉ ban hành mức giới hạn tối đa cho phép các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng. Đối với mặt hàng lưu thông trong nước chỉ áp dụng MRL, không đủ tiêu chuẩn mức này là sẽ bị loại. Quy định này đã có từ lâu và Fivimart vẫn áp dụng mỗi khi nhập hàng, đặc biệt là đối với mặt hàng thủy, hải sản.

Giáo Dục Thời Đại
Đăng ngày 27/10/2018
Nam Khánh
Chế biến

Tìm thấy thi thể một ngư dân trong 4 ngư dân mất tích trên vùng biển Lý Sơn

Sau nhiều ngày mất tích trên biển, một ngư dân trong số 4 ngư dân trên tàu cá QNg 11684Ts bị mất tích trên vùng biển Lý Sơn đã được tìm thấy ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Định.

ngư dân mất tích
• 16:19 21/10/2021

Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
• 10:39 19/10/2021

Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
• 19:07 18/10/2021

Đồng Tháp tồn 30.000 tấn thủy sản

Đồng Tháp hiện còn tồn 30.000 tấn thủy sản, trong đó hơn 20.000 tấn cá tra, còn lại là cá lồng bè.

thu hoạch cá tra
• 09:32 18/10/2021

Quá trình xử lý cá sau thu hoạch

Ikejime là kỹ thuật tạo ra một sản phẩm hải sản chất lượng cao về mặt sinh hóa vì quy trình này giúp loại bỏ căng thẳng và hậu quả tự nhiên của cái chết. Khi một con cá bị căng thẳng, não của nó sẽ hoạt động bằng cách làm đầy cơ bằng axit lactic, cortisol và adrenaline. Nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Sự kết hợp của các hormone và nhiệt độ cao sẽ biến đổi cấu trúc mô cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Khi thực hiện đúng cách, Ikejime ngăn chặn điều này xảy ra.

Chế biến cá
• 10:09 04/04/2025

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 06:32 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 06:32 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 06:32 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 06:32 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 06:32 19/04/2025
Some text some message..