Bất lực tìm nguyên nhân tôm chết

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm là tìm ra nguyên nhân tôm chết. Tuy nhiên, sau nhiều tháng nghiên cứu, tôm vẫn cứ chết trong khi nguyên nhân gây bệnh trên tôm vẫn chưa có lời giải.

thả thử tôm nuôi
Ao nuôi tôm của nông dân - Ảnh minh họa: TL.

 Tại cuộc họp báo cáo tình hình nghiên cứu và phòng chống dịch bệnh trên tôm diễn ra chiều ngày 11-9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã phê bình các đơn vị liên quan chưa quyết liệt tìm ra nguyên nhân gây bệnh trên tôm trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, giá tôm giảm gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

Theo đại diện Vụ Nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản, tính đến thời điểm hiện nay, diện tích thiệt hại do tôm nhiễm bệnh là 68.909 héc ta, gần gấp đôi so với con số 6 tháng đầu năm và bằng 89,1% so với cùng kỳ 2011. Trong đó tôm sú bị thiệt hại là 63.781 héc ta và diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 5.128 héc ta.

Cách đây hơn 2 tháng, Bộ NN&PTNT đã có đoàn làm việc do Thứ trưởng Vũ Văn Tám sang tham quan học tập tại kinh nghiệm nuôi tôm tại Thái Lan. Tuy nhiên, phía Thái Lan cũng chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì.

Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y giải thích: “Điều này cho thấy, bệnh hoại tử ở tôm rất phức tạp và có thể do nguyên nhân tổng hợp của nhiều tác nhân”.

Ông Năm cho hay, ở Thái Lan, mặc dù chưa biết được nguyên nhân gây bệnh trên tôm nhưng họ đã nuôi thành công và giảm tỷ lệ thấp nhất bị bệnh. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần học tập.

Ông Năm nhấn mạnh sau gần 2 năm, Việt Nam vẫn chưa xác định được chính xác bệnh hoại tử trên tôm bắt nguồn từ đâu. Đã đến lúc không thể chờ được nên song song với việc xác định nguyên nhân gây bệnh, cần tìm hiểu xem những mô hình nào trong nước và quốc tế đang nuôi thành công để áp dụng mô hình đó, giảm thiệt hại do hội chứng này gây ra.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu bức xúc: “Kết quả của quá trình nghiên cứu là cần chỉ ra được nguyên nhân. Chứ cứ làm mãi mà không chỉ ra được cái gì thì rất mất uy tín cho cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu”.

Tuy nhiên, bà Thu cũng đồng tình theo hướng phòng bệnh hơn chữa bệnh, tức là nhân rộng những mô hình nuôi hiệu quả. Chúng ta có nhiều đề tài khoa học nuôi tôm không sử dụng hóa chất, giải pháp là điều chỉnh môi trường bằng chế phẩm sinh học như Sóc Trăng và Kiên Giang và đến thời điểm này không có ao nào bị bệnh.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 12/09/2012
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:21 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:21 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:21 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:21 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:21 30/11/2024
Some text some message..