Bát nháo giống thủy sản: Mầm họa của người nuôi tôm Bình Định

Người dân xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước (Bình Định) đang choáng váng vì tôm thả nuôi mới hơn nửa tháng đã lăn đùng ra chết hàng loạt. Có lô giống vừa mua chưa kịp thả, tôm đã chết lủ khủ.

Bát nháo giống thủy sản: Mầm họa của người nuôi tôm Bình Định

Tôm còn lại trong ao của ông Trung tiếp tục chết mỗi ngày

Né giống chợ đen vẫn lâm nạn

Trong số khoảng 30 ao tôm thả giống mua của Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (Cty CP) bị “chết yểu”, lô giống 600.000 con của ông Mai Đình Trung (SN 1960) ở thôn Đông Điền, xã Phước Thắng đã có tôm chết ngay trong túi đựng khi vừa chở từ Cty về.

“Tui không bao giờ mua giống chợ đen, giống trôi nổi... dù giá chỉ 22 đ/con. Ngay cả giống của Cty có thương hiệu như Việt Úc giá chỉ 79 đ/con tui cũng không mua. Tôi chỉ tin dùng giống của Cty CP vì nghĩ nó sạch bệnh, dù giá cao đến 82 đ/con, chưa tính tiền vận chuyển tui vẫn mua. Vậy mà không ngờ bị dính nạn”, ông Trung than thở..

Theo ông Trung, ngày 26/2 vừa qua, đích thân ông ra tận Cty CP ở xã Mỹ An (Phù Mỹ) mua giống tôm thẻ chân trắng. Vừa chở về đến ao, mở túi đổ tôm ra chuẩn bị thả thì thấy rất nhiều con giống bị chết. Ngay lúc đó ông gọi điện cho người đại diện của Cty CP tại TP Quy Nhơn. 1 giờ sau, ông Giáp (người đại diện của Cty) có mặt tại ao nuôi của ông Trung. Trước khi lên ao nuôi, ông Giáp dặn ông Trung để lại 5 túi tôm giống để kiểm tra.

Ông Giáp đã cùng con trai ông Trung đếm tôm chết trong 1 túi lên đến 500- 600 con. Ông Giáp gọi điện khẩn báo tình hình cho Cty CP liền lúc đó. Sau đó, Cty gọi điện cho ông Trung thông báo sẽ gửi 161.000 con giống để bù vào khoản tôm chết trong số 441 túi giống mà ông Trung vừa mua, đồng thời không tính thêm tiền.

“Vì cho rằng do chất lượng tôm giống kém phẩm chất đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, đẩy gia đình vào cảnh khó khăn nên ông Mai Đình Trung quyết định gửi đơn đến các cấp ngành TƯ, UBND tỉnh cùng các cấp ngành liên quan trong tỉnh Bình Định khởi kiện Cty cung ứng giống tôm”.

Ngoài ra, đại diện của Cty CP còn dặn ông Trung là đừng nói với ai về chuyện tôm giống bị chết ngay trong túi. Đến ngày 29/2, 161.000 con tôm giống “bù chết” kia được gửi từ xã Mỹ An vào đến ao nuôi của ông Trung.

“Thế nhưng sau khi thả xong 2 đợt tôm giống, cả tôm mua lẫn tôm bù, cò bỗng đâu kéo về đậu trắng quanh ao nuôi của tui. Lũ cò tinh lắm, đánh hơi có mùi tôm chết là bâu về chờ rỉa ăn. Biết là có điềm chẳng lành. Quả nhiên, 7 ngày sau thấy tôm chết nổi trắng trên mặt nước”, ông Trung bức xúc.

Ngoài trường hợp ông Trung, 30 ao nuôi còn lại mua giống Cty CP thả tôm hơn nửa tháng cũng đồng loạt chết trắng hồ. Chi cục Thú y Bình Định lên lấy mẫu tôm chết tại hồ ông Trung về xét nghiệm, kết luận tỷ lệ Vibrio trong tôm tại ao nuôi là 3.500/1.000 (ngưỡng thích hợp) gây triệu chứng tôm yếu, tấp mé rồi chết.

Ngoài vòng kiểm soát?

Có điều lạ lùng là trong “Giấy chứng nhận Kiểm dịch thủy sản-sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước” số 000006/CN-KDTS (ngày 26/2/2012) của Chi cục Thú y Bình Định cấp cho 441 túi tôm giống thẻ chân trắng (tên khoa học P.Vannamei) có số lượng 600.000 con, dạng sản phẩm post mà ông Trung mua của Cty CP, do chủ hàng tên Phan Châu Thạnh ở xã Phước Thắng cung ứng, được chứng nhận là không có dịch bệnh, lô hàng đạt yêu cầu xuất. Nhưng tại mục 3 thể hiện nguồn gốc mẫu kiểm tra, xét nghiệm của cơ quan có trách nhiệm thì bị bỏ trống. Không có số kết quả xét nghiệm, ngày xét nghiệm và đơn vị nào xét nghiệm (?).

Ông Trung thẩn thờ bên ao tôm của mình.

Suốt ngày 28/3, Cty CP cử cán bộ về đồng tôm Đông Điền khảo sát mức thiệt hại của các ao tôm để định mức bồi thường khoản chi phí cho người nuôi. Ông Trung cho biết: “Mặc dù cho đến giờ họ vẫn chưa đưa ra kết quả xét nghiệm nhưng riêng trường hợp của tui, Cty CP chấp nhận chi trả 50% chi phí tiền giống (25 triệu đồng). Trong khi đó, tính tổng chi phí từ công cải tạo hồ, mua giống, thức ăn, dầu chạy máy, công chăm sóc... cho đến ngày 20/3 đã đi đứt gần 150 triệu đồng. Do không thỏa đáng nên tui không nhận khoản tiền nói trên của Cty CP”.

Ông Võ Đình Tâm- Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định cho biết: “Hiện diện tích nuôi tôm toàn tỉnh hàng năm ổn định vào khoảng 2.300 ha. Nhu cầu về tôm giống mỗi năm khoảng 300 triệu giống tôm sú và từ 800- 900 triệu giống tôm thẻ chân trắng”. Thế nhưng ngành chức năng tỉnh này không có đơn vị SX tôm giống chính thống.

Ông Trần Văn Phúc- GĐ Trung tâm Giống thủy sản Bình Định-cho biết thêm: “Gọi là trung tâm giống nhưng chúng tôi không SX tôm giống, mỗi năm chỉ SX khoảng 14 triệu con giống thủy sản nước ngọt các loại. Trước đây, trung tâm cũng có làm tôm giống với quy mô khoảng 1 triệu con giống tôm sú/năm, thế nhưng sau đó do cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng quá nên đành chấm dứt. Chúng tôi đã xây dựng dự án nuôi tôm giống nhưng đến giờ vẫn chưa tìm ra địa điểm. Muốn xây dựng cơ sở vật chất hoàn chỉnh để nuôi tôm chúng tôi cần phải có từ 5- 10 ha đất gần biển, thế nhưng “rờ” đến đâu là bị “đụng” các dự án du lịch và nuôi tôm trên cát đến đó”.


Giấy kiểm dịch lô tôm giống của ông Trung không được thể hiện rõ ràng.

Hiện nay, người nuôi tôm ở Bình Định đều trông chờ vào nguồn giống từ Cty CP, Cty Việt Úc với năng lực SX 3 tỷ tôm giống/năm và khoảng 300 trại nuôi tư nhân với khoảng 300 triệu con giống/năm.

Thực tế vừa xảy ra với những hộ nuôi tôm ở thôn Đông Điền, xã Phước Thắng cho thấy, nguồn tôm giống được cho là sạch bệnh nhất, khi mua có giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng đàng hoàng nhưng vẫn “tử vong” khi vừa chở về đến ao nuôi đã khiến mọi niềm tin về tôm giống đã bị đổ vỡ trong lòng người nuôi tôm ở tỉnh này.

Đăng ngày 03/04/2012
Vũ Đình Thung
Nuôi trồng

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam

Tôm sú chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tăng cao bởi người tiêu dùng nước này.

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam. Ảnh: cdn.tgdd.vn
• 14:01 01/12/2022

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá cho hiệu quả lớn

Trung tâm Khuyến nông- KN Quảng Bình vừa triển khai thành công mô hình nuôi thủy sản xen ghép tôm sú, cá nâu và cua ở xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn).

Tôm sú. Ảnh: agri.vn
• 10:59 12/11/2022

Vì sao giá tôm ở miền Tây đột ngột tăng mạnh

Ba ngày qua, tại Sóc Trăng, Cà Mau... giá tôm nguyên liệu loại kích cỡ lớn tiếp tục tăng cao.

Giá tôm
• 11:43 23/09/2022

Nhiều nông dân mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái

Mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm nay, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng – tôm), nhất là đối với tôm sú. Đây là mô hình vừa đảm bảo tính hiệu quả bền vững, vừa bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.

nuôi tôm sinh thái
• 09:00 17/09/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:07 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:07 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:07 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:07 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:07 29/03/2024