Bến Tre: Khắc phục thiệt hại do nghêu chết

Toàn tỉnh hiện nay có 9 hợp tác xã (HTX) nghêu bao gồm: HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông (Bình Đại); Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri) và Thạnh Lợi, Bình Minh, Thanh Bình, Thạnh Phong (Thạnh Phú) với tổng diện tích có thể nuôi nghêu 4.560ha, trong đó diện tích hiện tại có nghêu 3.043ha, bao gồm diện tích nghêu giống 482ha và nghêu thịt 2.561ha. Tổng sản lượng thu hoạch đến tháng 5-2015 đạt 1.650 tấn, trong đó nghêu giống 722 tấn và nghêu thịt 928 tấn. Tổng số xã viên HTX nghêu tính theo hộ là 18.895; xã viên tính theo nhân khẩu 18.354.

thu hoạch nghêu
Thu hoạch nghêu tại HTX Đồng Tâm, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại. Ảnh: Hữu Hiệp

Tình hình dịch bệnh trên nghêu nuôi

Trong những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến bất thường, hiện tượng biến đổi khí hậu càng rõ rệt hơn, nắng nóng, độ mặn tăng cao, nhất là vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 5, đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình nuôi nghêu của các HTX trong tỉnh. Vào giữa tháng 3, đã xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho các HTX nghêu Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy, Rạng Đông. Tổng diện tích thiệt hại 1.025ha, với tỷ lệ thiệt hại từ 20 - 80%, nghêu chết có kích cỡ từ 50 - 250 con/kg. Ba Tri có tổng diện tích thiệt hại 825ha, tỷ lệ nghêu chết khoảng từ 20 - 50%; ước sản lượng thiệt hại khoảng 1.080 tấn. Bình Đại có tổng diện tích thiệt hại 200ha, tỷ lệ nghêu chết ước khoảng 80%; ước sản lượng thiệt hại khoảng 350 - 400 tấn. Ở Thạnh Phú, nghêu phát triển bình thường, riêng HTX nghêu Bình Minh có hiện tượng nghêu chết rải rác, ước khoảng 10ha, tổng sản lượng thiệt hại ước khoảng 130 tấn. Đến nay, theo nhận định của ngành chức năng, tình hình nghêu chết đã giảm và phát triển ổn định, bình thường.

Nguyên nhân gây chết nghêu tập trung ở vùng cao triều, vào thời điểm thủy triều kém, thời gian phơi bãi trong ngày dài kết hợp với mật độ nghêu dày. Trong khi đó, tỷ lệ nghêu mang trứng cao kết hợp với nắng nóng, độ mặn tăng cao (35 - 38%o), môi trường biến động bất thường gây sốc nghêu nuôi, nghêu yếu không vùi sâu xuống bãi, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho ký sinh trùng, vi khuẩn có hại phát triển xâm nhập gây chết nghêu hàng loạt.

Nhằm quản lý tình hình nuôi nghêu và khuyến cáo các HTX phòng tránh dịch bệnh trên nghêu kịp thời trong năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thủy sản lập kế hoạch thu mẫu kiểm tra mầm bệnh định kỳ hàng tháng trên các mẫu nước, mẫu bùn, cát đáy và mẫu nghêu tại 4 HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông, Tân Thủy, Thạnh Lợi. Các mẫu thu được gửi Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phân tích để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên nghêu, từ đó khuyến cáo kịp thời cho các HTX hàng ngày kiểm tra và ghi chép các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cho các HTX và các cơ quan chuyên ngành theo dõi tổng hợp và đánh giá tình hình để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạn chế thiệt hại cho nghêu nuôi.

Triển khai phòng bệnh và khắc phục thiệt hại

Để giảm thiệt hại do nghêu chết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Đó là hàng ngày làm tốt công tác vệ sinh sân bãi như huy động lực lượng nhanh chóng thu gom những con nghêu chết và sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang những cá thể nghêu còn sống. San lấp các vùng trũng ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng ngập nước cục bộ, nơi có nhiệt độ quá cao vào buổi trưa, là điều kiện kích thích nghêu sinh sản gây nghêu yếu và chết. Ban hành khuyến cáo các giải pháp hạn chế dịch bệnh trên nghêu để khuyến cáo các HTX thủy sản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các HTX nghêu, hộ nuôi sò theo dõi chặt chẽ tình hình nghêu, sò huyết nuôi để có giải pháp hỗ trợ khi sự cố xảy ra. Khuyến cáo cho các HTX san thưa nghêu khi mật độ dày, di dời ra vùng bãi sâu hơn, giảm mật độ nghêu ở các bãi cao, xây dựng kế hoạch san thưa hoặc di dời nghêu giống xuống các bãi triều thấp. Tập trung thu hoạch khi nghêu đạt kích cỡ thương phẩm.

Ngoài ra, chú trọng, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật và của UBND tỉnh về việc quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là Quyết định số 20, ngày 7-7-2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, nhất là đối với Liên minh HTX tỉnh và UBND các huyện hỗ trợ các HTX nghêu xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động sản xuất. Định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của HTX nghêu trên địa bàn toàn tỉnh để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Báo Đồng Khởi, 10/06/2014
Đăng ngày 19/06/2015
NVB
Dịch bệnh

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 15:20 02/10/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Tép Bạc chính thức trở thành hội viên của VASEP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tép Bạc đã vinh dự trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Tép Bạc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tép Bạc
• 04:13 04/10/2023

Tìm hiểu về sự sinh sản của cua hoàng đế vàng

Cua hoàng đế vàng là loài thủy sản quan trọng ở vùng biển Alaska, giống như tất cả các loài litodid, con cái cua hoàng đế vàng phải lột xác trước khi giao phối, con cái có thể mang đến 27.000 quả trứng. Cua hoàng đế vàng có sức sinh sản thấp hơn cua đỏ và cua xanh cùng kích cỡ.

Cua hoàng đế
• 04:13 04/10/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 04:13 04/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 04:13 04/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 04:13 04/10/2023