Bến Tre: nông dân vẫn chủ quan với dịch bệnh trên tôm

Ông Nguyễn Văn Buội, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, cho biết: tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ đã lắng dịu. Từ đầu tháng 6 đến nay, toàn tỉnh chỉ có gần 50 ha tôm bị thiệt hại, giảm hơn 40 ha so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Bến Tre có gần 700 ha tôm thiệt hại do dịch bệnh, chiếm 13% tổng diện tích thả nuôi. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và bệnh đốm trắng, tôm chết chủ yếu ở giai đoạn từ 25 - 40 ngày tuổi.

EMS
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, tại các địa phương, người dân bị thiệt hại do dịch bệnh tôm vẫn còn tâm lý chủ quan, nóng vội, muốn sớm thả giống để nhanh chóng “gỡ gạc” thiệt hại từ các vụ nuôi trước.

Ông Bùi Quang Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã An Điền, một trong những xã có diện tích nuôi tôm lớn tại Bến Tre, cho biết: vẫn còn nhiều hộ dân nuôi tôm tin rằng trúng hay thất mùa là do “may rủi” nên vẫn chủ quan trong việc xử lý ao nuôi đúng quy trình khuyến cáo của ngành nông nghiệp, hoặc lựa chọn con giống đạt chứng nhận kiểm dịch. Thêm vào đó, nhiều hộ dân vẫn không tuân thủ quy trình xử lý sau khi ao tôm nhiễm bệnh mà vẫn vô tư thải ra môi trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ xung quanh.

Ông Nguyễn Văn Buội khuyến cáo nông dân tiếp tục tuân thủ quy trình cải tạo ao nuôi, lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng và giấy chứng nhận kiểm dịch. Hàng tuần, Chi cục Nuôi Trồng thủy sản đều công bố kết quả kiểm dịch tôm giống tại website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để người nuôi tôm cũng như cơ quan chức năng các địa phương theo dõi, phổ biến cho người dân.

Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre đang phối hợp với các địa phương củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý vùng nuôi nhằm tăng cường hiệu quả giám sát đối với nghề nuôi tôm nước lợ. Các hộ nuôi tôm tuân thủ quy trình nuôi sẽ được hỗ trợ hóa chất để tiêu độc, khử trùng trong trường hợp bị dịch bệnh./. 

VTV Cần Thơ/TTXVN, 12/06/2014
Đăng ngày 13/06/2014
Hưng Thịnh
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 08:09 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:09 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 08:09 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 08:09 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 08:09 06/12/2024
Some text some message..