Bệnh "ice-ice" trên rong biển

“Ice-ice” được biết đến bằng sự phân hủy mô dần dần và mất sinh khối rong biển. Sự mất sinh khối này làm giảm năng suất, giảm chất lượng lẫn số lượng carrageenan.

rong biển
Rong biển Kappaphycus alvarezii. Ảnh: commons.wikimedia

Rong biển chiếm gần 30% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu, điều này mang lại cơ hội quan trọng, tạo ra việc làm và của cải cho người dân nông thôn ven biển. Eucheumatoids (Kappaphycus alvarezii, K. striatus, K. malesianus và Eucheuma denticulatum) là loài rong biển nhiệt đới được trồng thương mại làm nguyên liệu sản xuất carrageenans, polysaccharide, chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. Phần lớn việc canh tác này diễn ra ở Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Philippines và Malaysia; quy mô sản xuất nhỏ hơn ở khu vực Tây Ấn Độ Dương bao gồm Kenya, Madagascar, Mozambique và Tanzania. 

Tuy nhiên việc canh tác này bị suy giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể là tình trạng “ice-ice” gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình canh tác. Tình trạng này lần đầu tiên được quan sát thấy ở Philippines vào những năm 1970 và thường gặp ở các trang trại trên tất cả các vùng sản xuất.

Bệnh được đánh dấu bằng sự phân hủy các cấu trúc mô một cách từ từ cho đến mất sinh khối, đặc biệt nếu bệnh xảy ra trên các cành sơ cấp gắn các cá thể vào dây hoặc dây canh tác, làm cho cây tách ra. Sự mất sinh khối này làm giảm năng suất trang trại (trong một số trường hợp lên đến 70%), làm giảm chất lượng và số lượng carrageenan (25% –40% rong biển bị ảnh hưởng), làm rong thương phẩm giảm giá trị trên thị trường. 

rong biển bệnh
(a) Các nhánh và đỉnh của "ice-ice" giảm sắc tố hoặc "tẩy trắng", (b) Nhiễm trùng "ice-ice" có dấu hiệu ảnh hưởng đến các mô sơ cấp, thứ cấp và đỉnh (c) "ice-ice" cùng xảy ra với tảo đỏ dạng sợi (hình chữ nhật đỏ).

Tình trạng này thường có các dấu hiệu điển hình là trắng thân, giảm sắc tố hoặc "tẩy trắng". Tẩy trắng thường có thể được phân biệt với hiện tượng do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím hoặc hút ẩm, chỉ xảy ra ở phần ngọn của cây đang phát triển và ở những bộ phận nằm trên mặt nước trong thời gian dài. Ngược lại, sự giảm sắc tố thường được quan sát thấy nhiều nhất ở phần gốc thành các đốm trắng nhưng hiện tượng này cũng có thể lan rộng đến các vùng đỉnh. Sự giảm sắc tố này thường được theo sau bởi sự mềm đi của mô, càng nghiêm trọng là sự tan rã của mô bệnh.

Tuy nhiên, do không có tác nhân, nguyên nhân đơn lẻ hoặc kết hợp nào được xác định, “ice-ice” có thể được coi là một hội chứng bệnh phức tạp, trong đó nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của các dấu hiệu bệnh. Tóm lại có thể các yếu tố phi sinh học và sinh học liên quan đến sự phát triển của “ice-ice” cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có các chiến lược cụ thể để giảm thiểu thiệt hại kinh tế nếu dịch bệnh bùng phát. 

Việc xác định các yếu tố gây bệnh “ice-ice” và tương tác của chúng với các yếu tố gây do môi trường sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe rong biển như nhân giống cây con, quản lý trang trại và giám sát rủi ro dịch bệnh, nhằm giữ lại sự đa dạng về chức năng và di truyền, đồng thời tối ưu hóa các kỹ thuật canh tác để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây stress.

Nguồn: Ward G.M., Kambey C.S.B., Faisan J.P. Jr., et al. Ice-Ice disease: An environmentally and microbiologically driven syndrome in tropical seaweed aquaculture. Rev Aquac. 2021;00:1–26.

Đăng ngày 18/05/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 05:51 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 05:51 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 05:51 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 05:51 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 05:51 18/12/2024
Some text some message..