Bệnh u nang đường ruột trên cá chép

Cá chép là loài nuôi truyền thống và phổ biến tại nhiều vùng miền. Theo nghiên cứu gần đây, cá chép là loài nuôi chiếm ưu thế với tỷ lệ 30,1% số lượng cá trong những ao nuôi ghép.

u nang đường ruột cá chép
Bệnh u nang đường ruột do bào tử sợi Thelohanellus kitauei trên cá chép.

Tuy nhiên, do người nuôi liên tục tăng mật độ nuôi cùng với việc nhập khẩu con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến bệnh dịch liên tục xảy ra trên đối tượng nuôi này. Một số bệnh trên cá chép như bệnh trên mang do ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus gây ra (Kim Văn Vạn và cs., 2012), bệnh KHV do Herpesvirus gây ra và gần đây nhất là bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép làm cá chậm lớn, tiêu tốn thức ăn và còn gây chết nhiều cho cá nuôi ở các khu vực nuôi tập trung.

Trong số những bệnh thường xảy ra trên cá chép gần đây, bệnh u nang đường ruột do bào tử sợi Thelohanellus kitauei là một bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam, tỷ lệ chết cao. Bào tử sợi thường ký sinh trên vây, da, mang và ở nội tạng của cá chép (Kim Văn Vạn, 2014). Bào tử sợi gây hại nhiều cho cá chép nuôi khi chúng gây nhiễm trên mang làm cho cá khó hô hấp, gây tắc ruột, không hấp thu được thức ăn khi chúng nhiễm trong ruột (Lingtong et al., 2017).

Mặt khác, khả năng chống chịu của bào tử sợi T. kitauei cao và tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên cũng là một nguyên nhân khiến việc phòng và trị bệnh trên cá chép chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Theo nghiên cứu của Rhee & cs.(1990), bào tử sợi T. kitauei có thể tồn tại 2 năm trong ao nuôi cá chép nhiễm bệnh sau khi ao nuôi được tát cạn, phơi đáy ao và khử trùng bằng vôi bột. 

Dấu hiệu bệnh lí cá chép bị nhiễm bào tử sợi

Cá chép nhiễm bào tử sợi T. kitauei hầu hết đều thể hiện triệu chứng bơi lờ đờ, thân đen, bụng chướng to, hay nhảy lên khỏi mặt nước, khi chết có tư thế như đang bơi. Kiểm tra nội quan cho thấy các nội tạng (ruột, gan, thận) bị sưng hoặc xuất huyết, đặc biệt ruột mỏng có nhiều bào nang bào tử sợi (u bã đậu). Ngược lại, số lượng cá chép mắc bệnh bị bong vảy bụng, hậu môn sưng, có dịch màu trắng và vỡ ruột chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 26,7%, 16,7% và 13,3%.


Cá chép bị bệnh, bụng chướng to (đen thân, bong tróc vảy).

u nang cá chép
Cá chép bệnh bị lòi dom, chảy dịch màu trắng vàng.


A: cá chép nhiễm bệnh bị chướng bụng, hậu môn chảy dịch màu trắng, B: ruột cá mắc bệnh có chứa nhiều bào nang, C: nội tạng cá mắc bệnh bị sưng, xuất huyết, D: số lượng bào nang của 1 cá chép bị nhiễm bệnh.

Dịch màu trắng, vàng thoát ra ở hậu môn cá nhiễm bệnh bào tử sợi T. kitauei chính là các bào tử được giải phóng từ các bào nang đã chín đổ vào lòng ruột sau đó chảy ra môi trường, bào tử sợi T. kitauei thông qua đó mà tiếp tục lây nhiễm cho cá khác trong ao (Egusa & Nakajima, 1981; Rhee & cs.,1990).

Kết quả kiểm tra bào nang của cá chép bệnh cho thấy số lượng bào nang trong ruột cá chép bị nhiễm bệnh bào tử sợi T. kitauei dao động từ 7-35 bào nang, số lượng trung bình 16 bào nang/cá. Kích thước bào nang cũng biến động khá lớn, từ 0,4-3,6cm × 0,2-2,9cm, kích thước bào nang của bào tử sợi T. kitauei phát triển tăng dần theo thời gian kể từ khi cá chép bị nhiễm bệnh, bào nang có cỡ lớn nhất trong nghiên cứu này có đường kính 4,2cm, bào nang nhỏ nhất có kích thước 1,1cm × 0,75cm.

u nang cá chép
A: bào tử sợi chưa bung roi (400x) (thanh tỷ lệ 20µm); B, C: bào tử sợi chưa bung roi (1000x); D: bào tử sợi đã bung roi (1.000x) (thanh tỷ lệ 10µm); 1: vỏ bào tử sợi, 2: bào tử, 3: cực nang, 4: roi xoắn trong cực nang chưa bung, 5: cực nang sau khi bung roi. 6: roi bung ra.

Bào tử sợi T. kitauei thu được từ cá chép bị nhiễm bệnh có hình quả lê dài. Bào tử của bào tử sợi có kích thước 24,91µm × 9,62µm, cực nang có kích thước 16,86µm × 7,29µm, cực nang chứa 1 roi mảnh xoắn lại từ 8-10 vòng, roi khi giải phóng khỏi cực nang có chiều dài 187,60µm. Bào tử và cực nang được bọc trong vỏ có kích thước 34,40µm × 14,43µm.

Biến đổi mô học cá chép bị nhiễm bào tử sợi

Bào tử sợi T. kitauei sau khi nhiễm vào cá chép, sẽ phát triển xâm lấn, dần thay thế và phá hủy mô ruột của cá bệnh, quá trình này sẽ hình thành các bào nang và làm xuất hiện các triệu chứng, bệnh tích điển hình trên cá nhiễm bệnh.


A, B: mô ruột cá bệnh bị tổn thương và lấp đầy bào tử sợi, thanh tỷ lệ 200µm; C: bào tử sợi bắt đầu xâm lấn mô ruột, thanh tỷ lệ 50µm; D: bào tử sợi xâm lấn, phát triển thay thế các tế bào mô ruột, thanh tỷ lệ 50µm.

Bệnh xảy ra ở các ao nuôi không được khử trùng nhiều gấp 4,38 lần so với ao nuôi khử trùng. Theo báo cáo của Egusa & Nakajima (1981), bào tử sợi T. kitauei có thể lây nhiễm 40% số cá trong ao và gây chết 22,6% số cá bị nhiễm bệnh trong vòng 2-5 tháng kể từ khi cá mới khỏe mạnh được thả vào ao có bào tử sợi T. kitauei mà không tiến hành các biện pháp khử trùng ao nuôi sau khi thu hoạch cá bệnh. Do đó, để hạn chế thấp nhất bệnh xảy ra thì biện pháp được khuyên dùng phổ biến hiện nay vẫn là tát cạn, phơi đáy ao và khử trùng ao nuôi bằng vôi bột.

Đăng ngày 11/05/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Tính hai mặt của ấu trùng ruồi lính đen

Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng trưởng gần gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây, vì vậy mà các giải pháp hướng đến sự bền vững trong ngành công nghiệp này cần được liên tục cập nhật và áp dụng rộng rãi.

ruồi lính đen
• 16:37 16/02/2022

BernAqua: Ưu việt thức ăn viên nang cho trại giống

Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, kéo theo đó là nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao. Tuy nhiên, cá tạp - thức ăn truyền thống lâu đời trong nuôi tôm và các loài giáp xác tại Việt Nam đang dần khan hiếm, đặc biệt là trong những vụ nuôi chính nên các nhà sản xuất đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thay thế tối ưu.

BernAqua
• 15:48 10/12/2021

Nuôi cá kèo công nghiệp với thức ăn NANOLIS GO

OCIALIS – Thương hiệu thức ăn thủy sản của Tập đoàn ADM đã phát triển thêm sản phẩm mới NANOLIS GO - là giải pháp chuyên biệt dành cho nuôi cá kèo công nghiệp.

cá kèo
• 16:37 25/11/2021

Tiềm năng của Sanguinarine trong thức ăn nuôi cá trắm cỏ

Giảm hàm lượng đạm động vật bổ sung, tăng đạm thực vật từ hạt bông và hạt cải trong thức ăn cho cá trắm cỏ giúp giảm chi phí thức ăn, nhưng đồng thời giảm tỷ lệ sống và miễn dịch. Cần có giải pháp đồng thời giảm chi phí và giảm dịch bệnh cho mô hình nuôi, trong những trường hợp tương tự thì chiết xuất thảo dược thường mang đến kết quả khả quan.

Cá trắm cỏ
• 10:32 30/06/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:11 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:11 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:11 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:11 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:11 25/04/2024