Bí quyết làm giàu: Sáng kiến bẻ càng trên tôm càng xanh

Giải pháp nâng cao năng suất tôm càng xanh bằng việc bẻ càng để được tôm loại 1 của ông Nguyễn Văn Đoàn (ngụ xã Thới Thạnh, H.Thạnh Phú, Bến Tre) đang được nhiều nông dân áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bí quyết làm giàu: Sáng kiến bẻ càng trên tôm càng xanh
Tôm càng xanh được ngắt càng trong 2 đợt đến khi thu hoạch sẽ dễ dàng đạt loại 1 Ảnh: BẮC BÌNH

Ông Đoàn cho biết gia đình nuôi tôm càng xanh xen vườn dừa hơn 10 năm qua. Trong quá trình nuôi, có lúc gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ, bởi khi thu hoạch loại tôm xô chiếm trên 50% sản lượng (loại tôm có càng quá lớn so với cơ thể chúng). Tôm xô luôn bị thương lái mua ép giá, chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, trong khi tôm loại 1, 2, 3 có giá 200.000 - 500.000 đồng/kg.

“Nhiều khi tôi định nuôi loại khác, nhưng nghĩ đi nghĩ lại chỉ mỗi tôm càng xanh là phù hợp nhất trong điều kiện xen canh trong vườn dừa. Vậy nên, khi nghe ở đâu có giải pháp hay để khắc phục tình trạng quá nhiều tôm càng xô là tôi tìm tới. Năm 2015, tôi học được cách dùng kéo bấm càng trong quá trình nuôi tôm của một số kỹ sư Trường ĐH Cần Thơ nên áp dụng thử”, ông Đoàn kể.

Ban đầu áp dụng giải pháp này tình hình không cải thiện được bao nhiêu do việc dùng kéo cắt càng thường không đúng khớp, khiến hầu hết tôm bị tổn thương sức khỏe nghiêm trọng. Một lần tình cờ đang cầm con tôm thì nó búng nhảy xuống đất, bỏ lại cặp càng trên tay, ông Đoàn nảy ra sáng kiến níu giữ lại cặp càng để tôm tự búng bỏ càng khỏi thân.

Với diện tích mặt nước 1,2 ha, ông Đoàn chia thành 4 ao, gồm 1 ao lắng và 3 ao nuôi tôm thương phẩm. Nhờ cách phân chia tỷ lệ hợp lý, mỗi năm ông Đoàn nuôi luân phiên được 3 vụ.

“Nước sau khi được xử lý trong ao lắng mới cho vào các ao thả tôm. Tôm thả trong ao thứ 1 được khoảng 3 tháng thì cho thoát khoảng 60% lượng nước trong ao để bắt tôm lên bẻ càng rồi thả xuống ao thứ 2. Sau khi nuôi ở ao 2 khoảng 1,5 tháng lại bắt lên lấy càng như cách cũ và thả xuống ao thứ 3. Cứ xoay vòng như vậy liên tục, tôm càng xanh tại ao của tôi luôn chiếm trên 35% là loại 1, còn lại loại 2 và 3. Loại tôm càng xô chưa vụ nào lên tới 5%”, ông Đoàn chia sẻ.

Song song đó, ông Đoàn tranh thủ lượng thức ăn tươi sống có sẵn tại địa phương cho tôm ăn. Nhờ đó tôm lớn nhanh và chi phí thức ăn giảm khoảng 30% so với thức ăn công nghiệp. Mỗi vụ thu hoạch, ông Đoàn thu 200 - 400 triệu đồng. Mô hình này còn đặc biệt hiệu quả khi nuôi xen trong vườn dừa, bởi lượng phân hữu cơ dưới đáy ao sau mỗi vụ thu hoạch sẽ được bơm lên liếp dừa giúp dừa sai trái.

Bà Huỳnh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành Sở KH-CN Bến Tre, cho biết giải pháp nâng cao năng suất tôm càng xanh thông qua việc loại bỏ tôm càng xô của ông Đoàn đã đoạt giải sáng kiến trong sản xuất của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2017, vừa được trao giải đầu tháng 5.2018.

“Tôi đã đi thực địa tìm hiểu về mô hình bấm càng tôm của ông Đoàn, thấy có hàng trăm hộ dân khác trên địa bàn xã Thới Thạnh đã áp dụng thành công theo cách đó. Giải pháp của ông Đoàn sẽ được chúng tôi đề nghị phòng nông nghiệp tuyên truyền nhân rộng để trên 1.500 ha diện tích mặt nước tôm càng xanh của tỉnh đạt năng suất, hiệu quả cao hơn”, bà Thủy cho hay.\

Còn đây là kinh nghiệm bẻ càng trên tôm càng xanh của bạn Nguyên Văn Dũng

Theo Báo Thanh Niên
Đăng ngày 14/06/2018
TH
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:15 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:15 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:15 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:15 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:15 06/11/2024
Some text some message..