“Biển chết” trên đại dương

Không phải “Biển chết” nằm ở khu vực Trung Đông vì độ mặn quá cao mà là vùng “nước chết”, hay còn gọi là “biển chết” trên vịnh Mexico và nhiều đại dương trên trái đất do thiếu ôxy hoặc bị ô nhiễm quá nặng.

cá chết
Cá chết ngạt trong vùng “nước chết” trên vịnh Mexico bị sóng đánh dạt vào bờ

Cơ quan Khí quyển và Đại Dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ ngày 26-6 đã cảnh báo rằng diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico có thể gia tăng kỷ lục trong năm nay do hậu quả ô nhiễm môi trường. Theo NOAA, diện tích vùng “nước chết”, tức là khu vực không có khí ôxy cho các sinh vật biển sinh sống, tại vịnh Mexico trong năm nay có thể lên tới 22.172 km2.

Diện tích vùng “nước chết” năm nay vượt diện tích vùng “nước chết” lớn nhất được ghi nhận trên vịnh Mexico ở vùng biển ngoài khơi các bang Louisiana, Texas, Florida của Mỹ và quốc gia Mexico láng giềng vào năm 2002 với tổng diện tích 21.965km2. Diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico năm nay cao hơn bất thường so với diện tích vùng “nước chết” chỉ 7.482 km2 đo được trong năm 2012.

Theo Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP), nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “biển chết” tại khu vực vịnh Mexico là việc sử dụng tràn lan các loại phân bón hóa học giàu nitrogen tại những cánh đồng miền Tây Nam nước Mỹ. Qua thời gian, mưa lũ đã làm xói mòn đất và cuốn đi một lượng lớn phân bón trên bề mặt đất trồng xuống sông Mississippi và phân bón từ con sông này chảy vào vịnh Mexico khiến các loài tảo ở đây bùng phát, chiếm hết khí ôxy khiến mọi sinh vật từ trai, tôm hùm, sò huyết cho tới các loài cá đều chết ngạt.

NOAA cho rằng diện tích “nước chết” tại vịnh Mexico năm nay lên tới mức kỷ lục là do tình trạng lũ lụt gia tăng tại miền Trung Tây nước Mỹ thời gian qua khiến một khối lượng lớn phân bón từ lưu vực sông Mississippi bị đẩy theo nước lũ trôi ra vịnh Mexico. Diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico lên mức kỷ lục không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật mà còn gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực câu cá thương mại và giải trí, đe dọa nền kinh tế khu vực.

Diện tích vùng “nước chết” tại vịnh Mexico lên mức kỷ lục đã thêm một lần nữa báo động về một mối nguy mới ở nhiều đại dương trên thế giới. Hiện tượng vùng “nước chết”, hay còn gọi là vùng “biển chết”, được ghi nhận lần đầu tiên tại bờ biển Adriatic trong những năm 1950. Do tình trạng ô nhiễm công nghiệp cũng như hệ thống sông ngòi nhiễm phân lân và nitrogen đổ ra biển theo các dòng sông nên hiện tượng “biển chết” thường xuất hiện gần các khu vực đông dân cư.

Nếu như trước đây vùng “biển chết” thường chỉ xuất hiện tại những khu vực biển tĩnh, nơi có các luồng nước thấp luân chuyển, thì nay hiện tượng này xuất hiện ở cả những khu vực khai thác thủy sản thương mại như ở Baltic (hiện được coi là vùng “biển chết” lớn nhất thế giới), eo biển Kattegat (Thụy Điển), Biển Đen, vịnh Mexico... Kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, số lượng những vùng “biển chết” đã tăng gấp đôi sau mỗi thập niên và hiện đã có gần 150 vùng “biển chết” trên các đại dương với tổng diện tích khoảng 245.000km2.

Các nhà khoa học cho rằng các vùng “biển chết” đang trở thành vấn đề môi trường nan giải đối với thế giới. Đây là mối đe dọa lớn tới ngành nuôi trồng thủy sản, trao đổi thương mại tôm cá gần bờ và qua đó là đời sống ngư dân ở nhiều vùng ven biển trên thế giới.

ANTD
Đăng ngày 28/06/2013
hoàng hà
Thế giới

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 01:11 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 01:11 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 01:11 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 01:11 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 01:11 19/04/2024