Biến tảo thành dầu thô sinh học trong 60 phút

Các nhà khoa học Mỹ mới đây giới thiệu kỹ thuật chế biến dầu thô sinh học từ tảo trong vòng 60 phút, nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí đáng kể.

dầu thô
Các đám tảo qua quá trình xử lý bằng công nghệ mới sẽ được chuyển thành nhiên liệu dầu thô sinh học trong vòng một giờ. Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory

Theo các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Mỹ  Pacific Northwest (PNNL), hệ thống sản xuất dầu thô sinh học được thiết kế với khả năng hoạt động liên tiếp, với nhiệt độ lên đến 350 độ C và áp suất khoảng 1.360 kg/6 cm2.

NBC News dẫn lời Douglas Elliott, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết các công nghệ đặc biệt của hệ thống sẽ tách dầu thô sinh học và các nhiên liệu khác ra khỏi nước. Sau một giờ, dầu thô sẽ được tách ra từ nước và chảy ra một đường ống khác.

Loại dầu thô sinh học này sau đó có thể được làm sạch và tạo thành hydrocarbon dạng lỏng, trở thành nhiên liệu sử dụng thay thế khí gas, dầu diesel và nhiên liệu dùng cho máy bay, vốn được tạo ra từ dầu mỏ như hiện nay.

Bước xử lý nước sẽ phục hồi khí metan, một loại khí tự nhiên cơ bản, từ lượng tảo còn sót lại. Phần nước giàu nitơ và photpho còn lại có thể được tái chế để nuôi tảo. Điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí hơn nữa.

Quá trình hình thành dầu thô trong tự nhiên dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ như thực vật và tảo phải trải qua hàng triệu năm. Với phương pháp của nhóm nghiên cứu của PNNL, việc tạo ra dầu thô sinh học sẽ tiết kiệm thời gian đáng kể.

Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ tiết kiệm chi phí do sử dụng tảo ướt, một điểm khác biệt với các quá trình hiện nay đó là dùng tảo sấy khô. Quá trình sấy khô tảo sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó chi phí sản xuất sẽ cao hơn.

VnExpress, 19/12/2013
Đăng ngày 22/12/2013
Thùy Linh
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:44 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:44 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:44 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:44 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:44 28/12/2024
Some text some message..