Bình Định: Người nuôi thủy sản chủ động thu hoạch để tránh lũ

Đến thời điểm này, bên cạnh việc chăm sóc thủy sản nuôi, gia cố bờ ao, người nuôi trồng thủy sản đã chủ động thu hoạch để tránh lũ.

Bình Định: Người nuôi thủy sản chủ động thu hoạch để tránh lũ
Chủ các ao nuôi tôm tại xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn đã chủ động tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp đảm bảo an toàn cho ao nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Hải, ở thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội (Quy Nhơn), cho biết: “Mùa này thường có nhiều đợt không khí lạnh nên tôm nuôi chậm lớn, tôi phải thường xuyên theo dõi độ mặn trong ao, chạy máy sục khí tạo ô xy để giữ màu nước, tăng cường sức đề kháng để tôm phát triển tốt”.

Ngay từ trước khi vào mùa mưa lũ, nhiều người đã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp đảm bảo an toàn cho ao nuôi. Ông Phạm Ngọc Hậu, ở thôn Ngãi An, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát cho biết: Rất khó hạn chế tác hại của mưa lũ nên gia đình tôi đã tính toán xuống giống sao để đến tháng 9 âm lịch đã có thể thu hoạch lứa tôm  chính vụ. Né mưa lũ xong là sửa chữa bờ ao, cống lấy nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở. Bên cạnh đó, tui cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để thu hoạch kịp thời phần tôm còn lại.

Còn ông Võ Tuấn Tú, người nuôi chình ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, chia sẻ: “Mùa mưa lũ năm ngoái, dù đã chủ động gia cố bờ ao để chống xói, lở nhưng nước dâng cao đột ngột, khiến tui không kịp trở tay, gây thiệt hại lớn. Rút kinh nghiệm, năm nay, từ đầu tháng 7, tôi đã đầu tư gia cố thêm bờ ao bằng bê tông xi măng cao hơn đỉnh lũ để phòng ngừa hiện tượng tràn bờ, tránh thiệt hại cả vật nuôi lẫn tài sản là công trình ao nuôi”.


Chủ các bè nuôi tôm hùm thương phẩm tại đảo Hòn Khô, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) đã tăng cường củng cố lồng, bè; giằng thêm dây neo, kéo hạ độ sâu của lồng để giảm bớt ảnh hưởng của sóng, gió.

Tương tự, người nuôi thủy sản bằng lồng, bè trên biển cũng đã triển khai các biện pháp bảo vệ thủy sản, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra. Ông Nguyễn Văn Điện, ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn bộc bạch: Lồng nuôi tôm hùm thương phẩm không thể di chuyển khi có bão, năm ngoái bởi chủ quan, gia đình tui cũng như nhiều người nuôi tôm ở trong xã đã bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng bão số 12. Vì vậy, trước mùa mưa bão năm nay, ngoài việc thu hoạch tôm thương phẩm, bà con đã tăng cường củng cố lồng, bè; giằng thêm dây neo, kéo hạ độ sâu của lồng để giảm bớt ảnh hưởng của sóng, gió.

Không chỉ phòng ngừa “phần cứng”, người nuôi trồng thủy sản còn quan tâm đến khâu chăm sóc thuộc “phần mềm”. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở NN&PTNT) lưu ý: Trong mùa mưa lũ, do những biến đổi bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… dễ xảy ra hiện tượng “sốc môi trường” khiến mầm bệnh dễ phát triển và lây lan. Đối với thủy sản nuôi nước ngọt, nước lợ, người nuôi cần thường xuyên theo dõi mực nước, màu nước trong ao nuôi để kịp thời điều chỉnh; tăng cường đảo nước, rắc vôi xử lý môi trường tạo vi khuẩn có lợi trong ao nuôi để ổn định môi trường. Người nuôi cá lồng, tôm hùm trên biển cần tăng cường vệ sinh lồng nuôi phòng, tránh dịch bệnh; khi phát hiện dịch bệnh cần cách ly con giống bị bệnh để tránh lây lan; sử dụng thuốc treo trong lồng nuôi để khử trùng, diệt các tác nhân gây bệnh cho tôm, cá…”.

Theo lịch thời vụ, đến nay, đa phần bà con nuôi tôm quảng canh cải tiến trong đầm đã thu hoạch sản phẩm và ngưng sản xuất. Hiện chỉ còn 95,5 ha/161 ha vùng nuôi tôm trên cát và vùng nuôi thủy sản nước ngọt, nước mặn còn sản xuất. Ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản - Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Chi cục đã phối hợp chính quyền các địa phương khuyến cáo người nuôi thực hiện tốt các biện pháp quản lý, bảo vệ vật nuôi trong mùa mưa lũ. Đối với những vùng nuôi tôm trên cát thâm canh, bán thâm canh cần chú trọng gia cố, tu sửa bờ ao, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Đối với vùng nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ cần theo dõi thời tiết để thu hoạch sản phẩm tránh thất thoát thủy sản khi có bão, lũ xảy ra; đồng thời tăng cường gia cố, vệ sinh lồng, bè để bảo vệ vật nuôi…   

Báo Bình Định
Đăng ngày 03/12/2018
Đoàn Ngọc Thuận
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 02:25 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 02:25 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 02:25 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 02:25 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 02:25 28/12/2024
Some text some message..