Bình Định: Tăng cường đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá

Tại hội trường UBND huyện Phù Mỹ, Bình Định Hiệp hội Thủy sản Bình Định đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang tổ chức khai giảng lớp đào tạo bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng II.

Lễ khai giảng
Quang cảnh Lễ khai giảng khóa đào tạo tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, sáng ngày 02.5. Ảnh: Ái Trinh

Đến tham dự buổi lễ khai giảng có ông Nguyễn Hữu Hào-chủ tịch Hiệp hội Thủy sản, đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp huyện Phù Mỹ, UBND xã Mỹ Thành, Đồn Biên phòng Mỹ An, các giảng viên ở Viện Khoa học và Công nghệ khai thác Thủy sản và hơn 100 học viên là thuyền trưởng, máy trưởng hiện đang làm việc trên tàu cá hạng II ( có chiều dài từ 15- <24 m) trên địa bàn tỉnh nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề theo quy định.  

Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy định liên quan chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định (IUU), khắc phục các khuyến nghị của EC là những cơ sở pháp lý quan trọng, tạo động lực để các ngư dân tuân thủ việc trang bị đầy đủ các văn bằng chứng chỉ chuyên môn thuyền viên tàu cá theo qui định.  

Theo Thống kê của Hiệp hội Thủy sản Bình Định từ 01/01/2019, khi Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực đến nay đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho 1.031 thuyền trưởng tàu cá hạng II, 1.409 máy trưởng tàu cá hạng II, 363 thuyền trưởng tàu cá hạng III, 52 máy trưởng tàu cá hạng III và 3.439 thợ máy tàu cá trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân đáp ứng quy định về thuyền viên tàu cá. 

Hoạt động đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá được Bình Định tổ chức thường xuyên hằng năm nhằm đáp ứng điều kiện để được cấp phép khai thác thủy sản, giảm thiểu tàu cá hoạt động khai thác bất hợp pháp IUU. Đồng thời, trang bị thêm kiến thức về vận hành phương tiện, thiết bị hàng hải, máy móc khai thác và xử lý sự cố, đảm bảo an toàn cho tàu cá khi hoạt động trên biển và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân.

Ông Nguyễn Công Bình
Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Bình Định phát biểu tại Lễ Khai Giảng lớp bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng II tại phường Tam Quan Nam, TX Hoài Nhơn ngày 28.4

Theo kết quả rà soát của Chi cục Thủy sản Bình Định, toàn tỉnh hiện có 5.710 tàu đăng ký, trong đó có 4.230 tàu có chiều dài từ 12 m trở lên hoạt động vùng lộng và vùng khơi phải đảm bảo đủ điều kiện về chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng theo quy định về điều kiện thuyền viên trên tàu cá thực hiện theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản, mới đáp ứng điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản.

Kết quả cấp giấy phép khai thác thủy sản cho thấy, tỉnh Bình Định đã cấp được 4.091 giấy phép khai thác thủy sản trên tổng số 4.230 tàu cá hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi ( trong đó vùng lộng 846 giấy phép, vùng khơi 3245 giấy phép) chiếm tỉ lệ lên đến 96,7 %.  

Đây là một trong những hoạt động giúp hội viên và ngư dân sản xuất an toàn hiệu quả, góp phần khắc phục tình trạng khai thác bất hợp pháp nhằm sớm tháo gỡ thẻ vàng EU của tỉnh Bình Định.

Đăng ngày 18/05/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Nông thôn

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:00 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:00 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:00 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:00 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:00 12/12/2024
Some text some message..