Bình Thuận vào vụ tôm thẻ: Giá không như mong đợi

Từ Tết Nguyên đán đến nay, giá tôm thương phẩm “tụt dốc” ở mức kỷ lục và chưa có dấu hiệu hồi phục, khiến nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh không mặn mà nuôi thâm canh như trước.

Bình Thuận vào vụ tôm thẻ: Giá không như mong đợi
Vào vụ chính nhưng nhiều hộ dân vẫn treo hồ vì giá tôm thẻ “rớt” thê thảm.

“Tụt dốc” kỷ lục

Đang là thời điểm vào vụ thu hoạch chính nhưng không khí tại những vùng nuôi tôm tập trung như Phước Thể, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Chí Công (Tuy Phong) không rầm rộ như mọi năm, bởi giá tôm không như mong đợi. Ghé vùng nuôi tôm Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo vào những ngày cuối tháng 6, không khí nhộn nhịp những chuyến xe tải thu mua tôm thịt ở các trại nuôi tôm như mọi năm. Những người nuôi tôm thẻ cũng hằn đầy nếp nhăn khi được mùa nhưng không được giá. Năm nay, theo những người nuôi tôm thẻ chân trắng, ít người nuôi hơn bởi giá tôm xuống thấp và thời tiết cũng không ủng hộ.

Những năm gần đây, cứ đến thời điểm giao mùa từ tháng 12 đến tháng 2, tôm thẻ chân trắng lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Năm nay, tôm lại rớt giá mạnh khiến nhiều người “treo” hồ, đợi vào vụ chính. Theo kinh nghiệm của những người nuôi tôm khu vực Tuy Phong, đây là thời điểm người nuôi tôm thẻ chân trắng thắng lợi nhất trong năm vì sẽ được mùa lẫn được giá. Tuy nhiên, đã nhiều tháng trôi qua, nhưng giá tôm thương phẩm chỉ nhích nhẹ, khiến người nuôi lo lắng. Sau Tết Nguyên đán, giá tôm thương phẩm “tụt dốc”, thấp kỷ lục chỉ còn khoảng 70.000 đồng/kg (100 con). Đến tháng 4, đầu tháng 5, giá bắt đầu nhích nhẹ, 75.000 đồng, 80.000 đồng rồi 85.000 đồng/kg… Tưởng giá tôm đang trên đà hồi phục, người dân có tôm chuẩn bị xuất bán chưa kịp vui mừng, thì giá lại có dấu hiệu giảm. Anh Nguyễn Lội (xã Vĩnh Hảo) cho biết: “Chưa năm nào giá tôm thấp như năm nay, những người nuôi trúng mùa cũng phải chịu thua lỗ vì giá không như mong đợi. Hiện tại tôm thẻ chỉ nằm ở mức 80.000 đồng/kg (100 con), nếu hộ nào nuôi đạt mới mong huề vốn, vì chi phí sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng cao, nhưng giá như hiện tại, người dân sẽ không có lãi”. 

Nguyên nhân

Hỏi nguyên nhân giá tôm giảm mạnh, anh Nguyễn Văn Trí (xã Chí Công), có kinh nghiệm nhiều năm nuôi tôm chia sẻ: “Có lẽ do những năm gần đây, tôm thẻ phát triển quá nhanh, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi việc nuôi tôm sú ở nhiều nơi gặp rủi ro, thì tôm thẻ chân trắng có ưu thế năng suất cao, dễ bán, chi phí thấp. Ngoài ra, tôm thẻ có lợi thế là thời gian thu hoạch nhanh, vì vậy nông dân có thể quay vòng đến 3 vụ nuôi/năm. Cũng từ đó, con tôm thẻ chân trắng được nông dân nuôi ngày càng nhiều nên ảnh hưởng đến giá tôm nguyên liệu”. Còn theo ngành chức năng, do thị trường các nước như Ấn Độ, Ecuador mở rộng diện tích sản xuất tôm thẻ chân trắng, nên giá tôm thẻ trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung bị rớt thê thảm, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Bà con nuôi không có lãi buộc phải thu hẹp diện tích ao nuôi.

Sau nhiều năm “sống chung” với con tôm thẻ, người nuôi tôm trong tỉnh không còn nuôi thâm canh liên tục 3 vụ/năm. Thay vào đó, họ biết nương theo thời tiết, thả nuôi theo khuyến cáo của cơ quan chức năng để tránh thất bại, do đó người nông dân thường chỉ nuôi 2 vụ/năm, lời ít nhưng nắm phần chắc trong tay. Với những hộ mới thả nuôi tầm 2 tháng, hy vọng thời gian tới giá tôm sẽ sớm hồi phục, giúp người dân thu hoạch vụ mùa như mong đợi.

Theo Chi cục Thủy sản, 6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ khoảng 400 ha/898 ha (giảm 31,1 ha so cùng kỳ năm 2018). Sản lượng thu hoạch ước đạt 4.000 tấn, giảm 214,6 tấn so với cùng kỳ năm 2018. Năng suất bình quân nuôi thâm canh khoảng 10 tấn/ha. Nhìn chung, tình hình nuôi không được thuận lợi do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá tôm thương phẩm tăng chậm trong khi các chi phí vật tư đầu vào luôn tăng cao nên bà con chỉ thả nuôi cầm chừng.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 05/07/2019
M. Vân
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 01:37 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 01:37 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:37 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:37 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:37 22/12/2024
Some text some message..