Bộ Công an báo cáo vụ cá tầm nhập lậu

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - C49 (Bộ Công an) đã báo cáo Chính phủ về tình hình cá tầm nhập lậu.

cá tầm, nhập lậu, bộ công an
Ảnh minh họa

Theo C49, thời điểm trước tháng 4/2013, trung bình mỗi ngày có 5 - 7 tấn cá tầm được vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ, phần lớn là nhập lậu từ Trung Quốc.

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 2 tấn cá tầm lậu được vận chuyển về Hà Nội để tiêu thụ, thường tập kết ở các chợ đầu mối Yên Sở, Thanh Trì (Hà Nội). Đa số lượng cá này được hợp thức hóa bằng giấy tờ từ các trang trại nuôi trong nước, chỉ có một lượng nhỏ là không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc được đưa từ Quảng Ninh, Lạng Sơn.

Các địa bàn chính diễn ra hoạt động buôn bán, vận chuyển cá tầm nhập lậu bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng..., trong đó Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai là 3 địa bàn phức tạp nhất.

Qua khảo sát của C49, thường những trang trại nuôi cá tầm có diện tích không lớn và phải nuôi hơn 1 năm mới được xuất bán nhưng 6 tháng đầu năm 2013, các cơ quan chức năng đã cấp giấy kiểm dịch và xuất bán 40 lần, với khối lượng 70 tấn.

C49 cũng cho biết thêm, do cá tầm chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc gần khu vực biên giới với Trung Quốc nên các đối tượng dễ dàng hợp thức hóa cá tầm nhập lậu thành cá tầm nuôi tại các trang trại trong nước.

Cũng theo C49, công tác đấu tranh ngăn chặn cá tầm nhập lậu gặp rất nhiều khó khăn do các đường dây buôn cá tầm đều có đối tượng cầm đầu, chủ đầu nậu, các đường dây thu gom cá tầm vận chuyển qua biên giới vào Việt Nam; đối tượng thu mua ở biên giới, tổ chức vận chuyển vào nội địa; đối tượng bảo kê, bao biên, bao tuyến tại các khu vực biên giới, trên các tuyến giao thông...

Ngoài ra, các đối tượng vi phạm thường sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với các hoạt động kiểm tra, bắt giữ của các cơ quan chức năng như: sử dụng các xe tải nhỏ, xe máy, đò máy để vận chuyển; thuê đồng bào vùng cao vận chuyển với số lượng nhỏ lẻ; bố trí người cảnh giới giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng trong quá trình vận chuyển vào nội địa; thường xuyên thay đổi lịch trình hoạt động... 

Đăng ngày 18/07/2013
Tuấn Kiệt

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Siêu sale cuối tháng - Xả láng săn deal

Quyết tâm định vị được ngày sale lớn trùng với ngày thành lập sàn Farmext eShop 22.09, nên cứ đến ngày 22 hàng tháng, tại eShop sẽ có một lần siêu khuyến mãi kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc dài hơn.

Siêu sale
• 09:10 23/06/2024

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:10 23/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 09:10 23/06/2024

Nâng cao sản lượng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiện nay, bà con áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, nên sản lượng nuôi không ngừng được cải thiện.

Tôm thẻ
• 09:10 23/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 09:10 23/06/2024
Some text some message..