Bổ sung hạt nano vào chế độ ăn có thể gây stress cho tôm

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Brazil chứng minh rằng tiếp xúc với các hạt nano thông qua chế độ ăn tạo ra sự thay đổi trong trạng thái oxy hóa của tế bào, dẫn đến tình trạng căng thẳng. Vì vậy, rõ ràng là những đặc tính hóa lý của các vật liệu nano có này có thể gây hại cho sinh vật thủy sinh.

nano trong nuôi tôm, tác hại nano với tôm, vật liệu nano trong nuôi tôm
Tiếp xúc các hạt nano có thể gây stress và thay đổi mô học trong tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Ảnh: Bob Demers/UANews

Nghiên cứu tác hại vật liệu nano trong sinh vật thủy sinh

Việc sản xuất và sử dụng vật liệu nano dựa trên nền tảng graphene đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu về độc tính của các vật liệu nano này trong sinh vật thủy sinh. Trong nghiên cứu này, độc tính của lớp nano (FLG) thu được bằng cách tẩy tế bào chết được đánh giá trong các mô khác nhau của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei sau khi tiếp xúc với FLG qua chế độ ăn trong 4 tuần.

Kết quả

Kính hiển vi điện tử và phép đo tán xạ ánh sáng cho thấy sự phân bố của các kích thước từ 100 đến 2.000 nm với chiều dài và chiều rộng trung bình là 800 và 400 nm. Các thông số căng thẳng do oxy hóa được phân tích, chỉ ra rằng việc phơi nhiễm FLG đã làm tăng nồng độ của các loại oxy phản ứng, điều chỉnh hoạt động của các enzyme chống oxy hoá như glutamate cysteine ​​ligase và glutathione-S-transferase, giảm lượng glutathione và khả năng chống oxy hoá toàn bộ. Tuy nhiên, các dấu hiệu quan sát được không đủ để gây tổn thương lipid gan tụy và DNA ở cả mô và vỏ tôm. Hơn nữa, tiếp xúc với nano graphene dẫn đến những thay đổi hình thái trong mô gan tụy. 

nano trong nuôi tôm, tác hại nano trong nuôi tôm

(a), (b) và (c) Các hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của các nano graphene. 

(a)     Nồng độ oxy phản ứng (ROS). (b) Hoạt tính glutamate cysteine ligase (GCL). (c) Giảm hàm lượng glutathione (GSH)

tác hại nano với tôm, nano trong nuôi tôm, tác hại nano với thủy sinh

Phân tích mô học gan tụy. (a) và (b) Nhóm đối chứng, mũi tên chỉ các tế bào hình ống (TC). (c) Nhóm có bổ sung nano, mũi tên chỉ ra sự tăng sinh của các tế bào đáy. (d) Nhóm bổ sung nano, mũi tên dài cho thấy tăng sinh của tế bào đáy và mũi tên ngắn cho thấy sự giảm các tế bào tiết.

Kết luận

Những kết quả này chứng minh rằng tiếp xúc với các hạt nano thông qua chế độ ăn tạo ra sự thay đổi trong trạng thái oxy hóa của tế bào, dẫn đến tình trạng căng thẳng. Vì vậy, rõ ràng là những đặc tính hóa lý của các vật liệu nano có này có thể gây hại cho sinh vật thủy sinh. 

Nguồn: http://pubs.rsc.org/en/content/articlelanding/2017/tx/c6tx00380j#!divAbstract

Đăng ngày 28/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 23:53 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 23:53 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 23:53 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 23:53 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 23:53 27/12/2024
Some text some message..